Di chứng đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh gặp khó khăn khi trở lại cuộc sống bình thường. Biết được 5 di chứng đột quỵ thường gặp giúp người bệnh và người thân chủ động hơn trong việc chăm sóc, sinh hoạt.

5 di chứng đột quỵ não thường gặp

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 1 năm 2012 bởi Viện Giám sát Vệ sinh Quốc gia Pháp (INVS) về di chứng đột quỵ cho thấy, 42% số người vẫn bị tàn tật, suy giảm khả năng vận động của một hoặc nhiều chi là 37,2 %, rối loạn ngôn ngữ hoặc suy giảm nhận thức là 33,9%, rối loạn thị giác 23,1%, rối loạn cảm giác 19,6%, tiểu không tự chủ 16,5% và rối loạn nuốt 13,3%.

Các di chứng đột quỵ thường gặp nhất là:

Suy giảm khả năng vận động

Đôi khi sau một cơn đột quỵ, kết nối giữa não và cơ bị phá vỡ. Điều này có thể dẫn đến liệt nửa người. Cụ thể, nếu bán cầu não trái bị ảnh hưởng, liệt nửa người sẽ liên quan đến bên phải và ngược lại. Liệt nửa người đôi khi có thể kèm theo các vấn đề khác, như rối loạn cơ vòng, rối loạn tình dục, rối loạn nhạy cảm (ngứa ran, đau cơ, vô cảm) và mức độ nặng hay nhẹ sẽ tùy theo mức độ tổn thương.

Mất ngôn ngữ hoặc rối loạn ngôn ngữ

Đột quỵ làm tổn thương các bộ phận của não chịu trách nhiệm về ngôn ngữ, gây ra chứng mất ngôn ngữ. Điều này làm giảm khả năng diễn đạt và hiểu ngôn ngữ cũng như khả năng đọc, viết. Mất ngôn ngữ có thể xảy ra cùng với các rối loạn ngôn ngữ khác như nói ngọng, khó khăn trong diễn đạt ý muốn, nói lắp...

Rối loạn cảm xúc, trầm cảm

Rối loạn cảm xúc xảy ra ở khoảng hơn 30% bệnh nhân trong vòng một năm kể từ khi bị đột quỵ. Rối loạn tâm trạng (được gọi là “cảm xúc không ổn định”) và mệt mỏi nghiêm trọng cũng có thể xuất hiện. Cứ 4 người sống sót sau đột quỵ thì có 1 người  bị trầm cảm nghiêm trọng. Trầm cảm có thể gây ra buồn bã, cáu kỉnh, khó tập trung, vô vọng, thờ ơ, thay đổi cảm giác thèm ăn và giấc ngủ, thậm chí đôi khi có ý định tự tử.

Suy giảm nhận thức

Suy giảm nhận thức là một trong những di chứng đột quỵ nặng nề gây sa sút trí tuệ. Biểu hiện rối loạn nhận thức ở người bệnh như hay quên, trí nhớ suy giảm, đầu óc lơ mơ không tỉnh táo, khả năng định hướng không gian, thời gian kém hoặc bị mất, thậm chí không nhận biết được người thân và không hiểu được lời nói của người khác..

Rối loạn tiểu tiện

Một trong những di chứng đột quỵ hay gặp là rối loạn tiểu tiện. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do người bệnh đột quỵ bị rối loạn cơ vòng kết hợp rối loạn nhận thức, cảm giác. Do đó, việc vệ sinh và chăm sóc người bệnh cần đảm bảo tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

liet-nua-nguoi-hoac-liet-toan-than-la-di-chung-dot-quy-nang-ne-nhat.webp

Liệt nửa người hoặc liệt toàn thân là di chứng đột quỵ nặng nề nhất

Điều trị di chứng đột quỵ não

Điều trị di chứng đột quỵ nào cần thực hiện 2 yếu tố song song đó là phục hồi di chứng và điều trị dự phòng bệnh tái phát

Phục hồi chức năng do di chứng đột quỵ não

Di chứng đột quỵ rất nặng nề, khiến người bệnh khó khăn ngay cả với việc sinh hoạt vệ sinh cá nhân nếu không có sự trợ giúp. Do đó, điều trị di chứng và phục hồi chức năng là điều cần thiết với người bệnh. Một số phương pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ như:

Vật lý trị liệu

Vận động sớm là chìa khóa để tránh biến chứng liệt do hậu quả của đột quỵ. Vật lý trị liệu giúp những người sống sót sau đột quỵ cải thiện sự cân bằng, sức mạnh và chuyển động. Tập luyện và sử dụng máy móc hoặc dụng cụ hỗ trợ người bệnh phục hồi sau di chứng đột quỵ dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế có chuyên môn sẽ giúp người bệnh có thể hồi phục sức khỏe nhanh và tốt hơn.

Điều trị bằng y học dân tộc: 

  • Châm cứu là biện pháp thường được sử dụng để giúp người bệnh có thể phục hồi các cơ bị co cứng và cải thiện vận động sau đột quỵ. Điện châm được thực hiện bằng cách để người bệnh nằm ngửa hoặc nghiêng, châm điện  từ 25-30 phút cho người bệnh 1 lần/ngày. Một liệu trình có thể kéo dài 30-45 lần. Liệu trình có thể rút ngắn hay kéo dài tùy thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của di chứng và khả năng phục hồi của người bệnh. 
  • Thủy châm được sử dụng để giúp người bị liệt sau đột quỵ phục hồi khả năng vận động. 
  • Xoa bóp bấm huyệt vùng đầu, mặt, lưng và các chi làm tăng khả năng lưu thông máu, hỗ trợ làm mềm các nhóm cơ bị liệt cứng đồng thời giúp hạn chế tình trạng teo cơ do giảm vận động.

vat-ly-tri-lieu-la-giai-phap-giup-phuc-hoi-suy-giam-van-dong-do-di-chung-dot-quy.webp

Vật lý trị liệu là giải pháp giúp phục hồi suy giảm vận động do di chứng đột quỵ

Điều trị dự phòng đột quỵ tái phát

Những người đã bị đột quỵ sẽ có nguy cơ cao bị một cơn đột quỵ khác trong tương lai. Còn với những người chưa bị đột quỵ cũng không thể chủ quan vì bất cứ khi nào cơn đột quỵ cũng có thể tìm đến bạn. Phòng ngừa đột quỵ là cách bạn ngăn chặn những di chứng đột quỵ nguy hiểm. Do vậy, với tất cả mọi người, điều trị dự phòng đột quỵ là rất cần thiết. Một số biện pháp phòng ngừa đột quỵ như:

  • Người đã vượt qua cơn đột quỵ nên kiên trì tham gia phục hồi sau đột quỵ một cách nghiêm ngặt theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.
  •  Điều trị các nguyên nhân gây đột quỵ gồm bệnh tim mạch, huyết áp cao, rung nhĩ (nhịp tim nhanh, không đều), cholesterol cao và bệnh tiểu đường.
  • Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo và tăng cường chất xơ, vitamin. Đặc biệt, cần kiểm soát tốt cân nặng.
  • Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress kéo dài
  • Không hút thuốc và sử dụng chất kích thích.
  • Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao.

Nattospes - Giải pháp cải thiện di chứng sau đột quỵ não từ thiên nhiên

Ngày nay, do áp lực cuộc sống và thói quen ăn uống không lành mạnh mà tỷ lệ người đột quỵ ngày càng tăng và có xu thế trẻ hóa. Ai trong chúng ta đều có nguy cơ bị đột quỵ và nguy hiểm hơn là nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà không có dấu hiệu báo trước. Vậy phải làm sao để phòng và phục hồi di chứng đột quỵ?

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes là giải pháp phòng ngừa và cải thiện di chứng sau đột quỵ não từ thiên nhiên mà bạn nên sử dụng. Với thành phần chính là enzyme nattokinase giúp làm tan huyết khối mà thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes có tác dụng:

  • Làm tan cục máu đông, tăng tuần hoàn và lưu thông máu
  • Giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não do tắc mạch và các di chứng của nó
  • Các bệnh lý liên quan tới cục máu đông như viêm tắc động, tĩnh mạch; bệnh mạch vành, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
  • Việc sử dụng sản phẩm này cũng rất đơn giản: Để phòng đột quỵ và tăng cường sức khỏe người bệnh có thể duy trì uống 1-2 viên/ lần x 2 lần ngàyHỗ trợ điều trị đột quỵ và di chứng đột quỵ uống 2 viên/ lần x 2-3 lần/ngày

nattospes-giup-khac-phuc-di-chung-phuc-hoi-chuc-nang-sau-dot-quy-nao.webp

Nattospes  giúp khắc phục di chứng, phục hồi chức năng sau đột quỵ não

mua_ngay.png

Để phát huy tốt tác dụng của sản phẩm người bệnh nên uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên nên an toàn cho người dùng với nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả tuyệt vời. Cụ thể đó là:.

  •  Năm 2008, nghiên cứu về tác dụng của Nattospes trên bệnh nhân tai biến mạch máu não tại bệnh viện Quân y 103 cho thấy tác dụng giảm đông máu cải thiện sức cơ và cải thiện di chứng tốt.
  •  Cũng vào năm 2008, nghiên cứu về tác dụng của Nattospes trên bệnh nhân tai biến mạch máu não tại viện Trung Ương Quân đội 108 cho thấy Nattospes có hiệu quả tương đương với aspirin (thuốc đầu tay trong điều trị tai biến mạch máu não), dự phòng tai biến, cải thiện nhận thức, khả năng vận động và tái hòa nhập xã hội của bệnh nhân.

Còn nhiều những nghiên cứu khác về hiệu quả của Nattospes trong phòng và hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não khác.

Như vậy, để phòng và phục hồi sau di chứng đột quỵ thì bên cạnh chế độ ăn uống, tập luyện người bệnh nên sử dụng Nattospes kiên trì và đúng liều lượng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lan Khuê

Nguồn tham khảo:

https://www.saebo.com/blog/common-complications-stroke-can-done/

https://www.nature.com/articles/nrneurol.2016.46

https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fneur.2019.00907/full