Theo thống kê, trung bình cứ 4 phút lại có 1 người Mỹ bị tử vong do đột quỵ. Vậy bệnh đột quỵ là gì mà có thể dẫn đến hậu quả nặng nề như vậy? Để tìm hiểu thêm về chứng bệnh nguy hiểm này cũng như cách điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả, mời bạn cùng theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây.

Bệnh đột quỵ là gì?

Đột quỵ là bệnh về hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay. Tình trạng này xảy ra khi mạch máu não bị tắc hoặc vỡ, khiến máu không thể lưu thông lên não, dẫn đến tổn thương hoặc hoại tử não. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong chỉ trong vài phút.

Theo báo cáo từ Hiệp hội Đột quỵ Mỹ, mỗi năm tại nước này có 795.000 người bị đột quỵ với hơn 140.000 người chết. Trung bình, cứ 4 phút lại có một người tử vong do đột quỵ. Nếu may mắn sống sót, bệnh nhân đột quỵ cũng thường phải gánh chịu những di chứng nặng nề cả về tâm thần và vận động, khiến họ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội do chi phí điều trị quá lớn mà khả năng hồi phục không cao.

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm về hệ thần kinh

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm về hệ thần kinh

Vậy tại sao đột quỵ lại có thể gây ra những hậu quả nặng nề như vậy? Trên thực tế, khả năng chịu đựng của tế bào não rất kém. Khi xảy ra đột quỵ, cứ mỗi phút trôi qua lại có 2 triệu tế bào thần kinh bị hoại tử. Nếu một vùng não gặp tình trạng thiếu oxy khoảng 5 phút, các tế bào não sẽ bị tổn thương không hồi phục.

Xem thêm: Những nguyên nhân đột quỵ mà ai cũng phải biết

Đột quỵ có mấy loại?

Đột quỵ được chia thành 2 loại: Đột quỵ thiếu máu não cục bộ và đột quỵ xuất huyết não. Cụ thể:

Đột quỵ thiếu máu não cục bộ được định nghĩa là tình trạng gián đoạn lưu lượng máu lên não do có cục máu đông làm ách tắc mạch máu. Khi không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng kịp thời, não sẽ dần mất khả năng điều khiển cơ thể. Đột quỵ thiếu máu não cục bộ chiếm hơn 85% tổng số ca đột quỵ.

Thiếu máu não và xuất huyết não là 2 dạng của đột quỵ

Thiếu máu não và xuất huyết não là 2 dạng của đột quỵ

Đột quỵ xuất huyết não là tình trạng mạch máu bị vỡ, máu chảy ra gây viêm, sẹo, làm tổn thương các tế bào não. Đột quỵ xuất huyết não chỉ chiếm gần 15% tổng số ca đột quỵ nhưng tỷ lệ tử vong cao và mức độ nguy hiểm được đánh giá là nghiêm trọng hơn hẳn so với đột quỵ thiếu máu não cục bộ.

Xem thêm: Nguy cơ đột quỵ tăng cao ở những người sống buông thả - Vì đâu nên nỗi?

Những di chứng của đột quỵ

Những người may mắn sống sót sau đột quỵ thường phải gánh chịu rất nhiều di chứng, trong đó phổ biến nhất là: Liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, nhận thức, rối loạn thị giác… 

Liệt nửa người 

Liệt nửa người là tình trạng suy giảm hoặc mất khả năng vận động ở một bên cơ thể do tổn thương một vùng não. Trong cơn đột quỵ, nếu vùng não tổn thương ở bên phải thì người bệnh sẽ bị liệt nửa người bên trái, và ngược lại, khi tổn thương vùng não ở bên trái thì người bệnh sẽ bị liệt nửa bên phải. Di chứng này khiến người bệnh không thể đi lại, gần như phải phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của cả người bệnh và gia đình họ.

Rối loạn nhận thức

Nếu vỏ não bị tổn thương trong cơn đột quỵ, người bệnh thường bị rối loạn nhận thức với những biểu hiện như: Suy giảm trí nhớ, không tỉnh táo, không nhận ra được người thân, mất khả năng tiếp thu kiến thức, không định hướng được về không gian, thời gian,…

Nhiều người bị mất nhận thức sau đột quỵ

Nhiều người bị mất nhận thức sau đột quỵ

Rối loạn ngôn ngữ

Rối loạn ngôn ngữ cũng là một di chứng đột quỵ phổ biến. Người bệnh có thể bị mất tiếng, méo tiếng, nói không có nhịp điệu, nói ngọng, nói lắp, nói những câu vô nghĩa, không hiểu lời người khác nói…

Rối loạn thị giác

Biểu hiện của rối loạn thị giác là người bệnh bị mờ một bên mắt hoặc cả hai bên, mù một phần hoặc toàn bộ, mắt có quầng và có thể đau. Đây có thể là tình trạng xảy ra tạm thời, nhưng nếu không được điều trị thì người bệnh có thể bị mất thị lực vĩnh viễn. 

Rối loạn đại – tiểu tiện

Chức năng đại, tiểu tiện do cơ tròn bàng quang và hậu môn điều khiển. Chúng hoạt động theo sự chỉ đạo của trung khu điều khiển trong hệ thần kinh trung ương. Khi cơn đột quỵ khởi phát, nếu vùng não điều khiển hoạt động cơ tròn bị tổn thương, người bệnh có thể gặp di chứng rối loạn đại – tiểu tiện với những biểu hiện như: Bí tiểu, táo bón, đại - tiểu tiện không tự chủ… 

Xem thêm: Bệnh đột quỵ và 7 quan điểm nhiều người vẫn thường lầm tưởng

Điều trị đột quỵ như thế nào?

Hiện nay có những phương pháp điều trị đột quỵ nào? Đây là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Nếu cũng có chung thắc mắc này, mời bạn theo dõi những thông tin từ chuyên gia Trần Quang Đạt trong video sau:

Nhìn chung, hiệu quả điều trị đột quỵ phụ thuộc rất lớn vào mức độ tổn thương não và thời gian cấp cứu. Bệnh nhân được cấp cứu càng sớm, tổn thương não càng ít và tốc độ phục hồi cũng sẽ nhanh hơn.

Với người bị đột quỵ thiếu máu não cục bộ, trong khoảng thời gian 3 – 4,5 giờ kể từ khi cơn đột quỵ khởi phát, phương pháp điều trị thường là dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu, làm tan cục máu đông giúp khôi phục lưu lượng máu lên não. Với người bị đột quỵ xuất huyết não, trong giai đoạn cấp cứu, người bệnh cần được đo và giảm áp lực nội sọ. Nếu cần thiết, người bệnh có thể cần phẫu thuật mở sọ để lấy loại bỏ cục máu đông hoặc giảm chảy máu não và hạn chế phù não.

Sau giai đoạn cấp cứu là quá trình phục hồi chức năng. Các phương pháp trị liệu hiện nay tập trung vào việc khôi phục chức năng vận động đã mất trong cơn đột quỵ. Đây là một quá trình dài và nhiều khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của người bệnh cũng như sự hỗ trợ tận tình từ phía những người thân trong gia đình.

Xem thêm: Mất bao lâu để phục hồi chức năng sau đột quỵ?

Phòng ngừa và cải thiện bệnh đột quỵ nhờ sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên

Như vậy, bệnh đột quỵ không chỉ gây nguy cơ tử vong cao mà còn có thể dẫn đến những tổn thất nặng nề. Để phòng tránh đột quỵ và cải thiện di chứng, phục hồi sức khỏe, mỗi người cần xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh. Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm thảo dược để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ cho hiệu quả lâu dài, không gây tác dụng phụ, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.

Nattospes có thành phần chính là enzyme nattokinase. Đây là một loại enzyme chiết xuất từ món ăn truyền thống của người Nhật Bản có tên gọi natto, được làm bằng cách lên men đậu tương (đậu nành). Enzyme này có tác dụng phòng ngừa và làm tan cục máu đông, giảm độ nhớt máu, từ đó giúp tăng tuần hoàn và lưu thông máu, hạ huyết áp ở những người mắc bệnh cao huyết áp. 

Tập hợp những ưu điểm này, sản phẩm Nattospes có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ, cải thiện các di chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát rất hiệu quả. Sản phẩm nhận được sự đánh giá tích cực từ giới chuyên gia và rất nhiều người bị đột quỵ tin tưởng sử dụng, cho hiệu quả tích cực. 

Nattospes giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả

Nattospes giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả

THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN

Kinh nghiệm của nhiều người

Hãy cùng lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm cải thiện đột quỵ não của ông Võ Văn Tám ở quận Thủ Đức, TP. HCM trong video sau:

Bạn đọc nếu muốn tìm hiểu thêm về trường hợp của ông Tám có thể liên hệ với anh Huỳnh Ngọc Thảo – con rể ông Tám qua số điện thoại: 0919272701

Xem thêm: Chia sẻ của những người dùng Nattospes cải thiện đột quỵ và phục hồi chức năng hiệu quả TẠI ĐÂY

Đánh giá của chuyên gia

Mời bạn cùng nghe chuyên gia Dương Quang Hải phân tích sâu hơn về công dụng của sản phẩm Nattospes trong video sau:

Xem thêm: Đánh giá của chuyên gia về tác dụng của Nattospes trong phòng ngừa đột quỵ TẠI ĐÂY

Như vậy, bài viết đã mang đến cho bạn một số thông tin về bệnh đột quỵ. Bên cạnh việc trang bị những kiến thức về bệnh, bạn đừng quên sử dụng Nattospes mỗi ngày để phòng tránh bệnh và sớm cải thiện sức khỏe nhé!

Nếu còn thắc mắc “Bệnh đột quỵ là gì” hoặc muốn đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006305; hotline (ZALO/VIBER): 09171851700917230950.

Thu Trang

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!