Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong và tàn tật hàng đầu trên thế giới. Bệnh xuất hiện, tiến triển rất nhanh với các triệu chứng như liệt, khó cử động tay chân, khó phát âm, đau đầu dữ dội,... Vậy đột quỵ có chữa được không, có những cách chữa đột quỵ nào? Hãy cùng giải đáp những câu hỏi này trong bài viết sau đây.

Đột quỵ não có chữa được không?

Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) là bệnh để lại nhiều di chứng về thể xác, tinh thần cũng như khiến người mắc trở thành gánh nặng rất lớn đối với gia đình và toàn xã hội. Mặc dù nguy hiểm, tiến triển nhanh nhưng đột quỵ não vẫn có thể chữa được. Điều quan trọng là người bệnh được cấp cứu càng sớm càng tốt. Thời gian vàng cấp cứu bệnh nhân đột quỵ là dưới 6 giờ kể từ khi các dấu hiệu bệnh khởi phát. Người bệnh được xử trí càng sớm thì tỉ lệ sống càng cao và mức độ nặng nề của các di chứng sau đột quỵ càng giảm.

6 cách chữa đột quỵ não hiện nay

Tùy vào nguyên nhân gây đột quỵ, biểu hiện và tình trạng của người bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Mục tiêu chung của các cách điều trị đột quỵ là giảm tỷ lệ tử vong và hạn chế tối đa tàn phế sau đột quỵ. Dưới đây là một số cách chữa đột quỵ não.

Điều trị bệnh lý nền (điều trị nguyên nhân)

Thống kê cho thấy, 80% bệnh nhân đột quỵ có chứng tăng huyết áp. Khi huyết áp tăng quá cao làm tổn thương, vỡ các động mạch máu não gây đột quỵ xuất huyết não. Hạ huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ có tác dụng giảm phù não, giảm nguy cơ chảy máu não thứ phát, ngăn ngừa các biến cố và tăng khả năng phục hồi sau cơn đột quỵ.

Sau 24 - 48 giờ từ khi khởi phát cơn đột quỵ, nếu huyết áp không trở về ngưỡng bình thường thì người bệnh sẽ được chỉ định các thuốc hạ áp từ từ.

dieu-tri-on-dinh-huyet-ap-se-gop-phan-giam-nguy-co-dot-quy.webp

Điều trị ổn định huyết áp sẽ góp phần giảm nguy cơ đột quỵ

Điều trị đột quỵ não đặc hiệu

Điều trị đặc hiệu chủ yếu được chỉ định đối với bệnh nhân đột quỵ thể thiếu máu não. 

Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc thường được dùng khi điều trị đột quỵ não là:

  • Nhóm thuốc chống tập kết tiểu cầu

Các thuốc chống tập kết tiểu cầu có tác dụng hạn chế sự lan rộng của huyết khối trong động mạch. Bác sĩ có thể sử dụng một hoặc phối hợp các thuốc như: Aspirin, ticlopidine, clopidogrel,...

  • Thuốc chống đông

Các thuốc chống đông được sử dụng nhằm giảm sự hình thành thrombin và giảm những cục máu đông giàu fibrin ở người bệnh đột quỵ cấp tính. Một số loại thuốc tiêu biểu như: Heparin, warfarin, coumadin, lovenox.

  • Thuốc tiêu sợi huyết

Thuốc có tác dụng làm tiêu cục huyết gây ra tắc mạch. Các thuốc tiêu sợi huyết thường dùng gồm: RtPA, Ancrod, Streptokinase, Urokinase.

  • Thuốc bảo vệ tế bào thần kinh: Cerebrolysin, Bufflomedilcholyhydrat, Almitrine - raubasine,, Citicoline.

Phẫu thuật đột quỵ não

Phẫu thuật đột quỵ não được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với thuốc điều trị nội khoa. Một số phương pháp phẫu thuật thường sử dụng gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh: Đây là phẫu thuật mở rộng một phần động mạch bị tắc. Kỹ thuật này giúp loại bỏ các mảng xơ vữa trên thành động mạch và phục hồi lưu lượng máu đến não.
  • Phẫu thuật lấy máu tụ: Nếu khối máu tụ quá lớn, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ sẽ xác định vị trí, kích thước và lấy khối máu tụ ra khỏi não.
  • Phẫu thuật giảm áp: Đây là phẫu thuật rất phổ biến để cứu sống người bệnh đột quỵ có tăng áp lực nội sọ.

Điều trị dự phòng bệnh lý nguy cơ và phòng tái phát cơn đột quỵ

Đột quỵ hoàn toàn có thể điều trị dự phòng được nếu kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ. Dưới đây là ba nhóm biện pháp dự phòng đột quỵ được khuyến cáo.

Điều trị các bệnh lý nguy cơ:

  • Điều trị rối loạn lipid máu: Điều trị bằng các nhóm thuốc statin, fibrate, acid Nicotinic, resin, ezetimibe, omega - 3 kết hợp điều chỉnh lối sống, kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
  • Điều trị đái tháo đường: Kiểm soát đường huyết bằng thuốc nhóm ức chế men Alpha - glucosidase, biguanide, ức chế men DPP 4, sulfonylureas, TZD.
  • Điều trị tăng huyết áp: Duy trì huyết áp dưới 140/90mmHg và hạn chế biến chứng tim mạch, thận bằng các thuốc nhóm lợi tiểu, chẹn beta, chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển ACE, đối kháng thụ thể Angiotensin II.
  • Phát hiện và điều trị sớm các bệnh tim mạch khác như: Rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, hẹp hở van tim,...

Thay đổi lối sống

Lối sống lành mạnh, dinh dưỡng đầy đủ giúp người bệnh đột quỵ rút ngắn thời gian phục hồi cũng như hỗ trợ quá trình cải thiện di chứng sau đột quỵ. Dưới đây là một số lưu ý trong lối sống trước, trong và sau đột quỵ:

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, giàu vitamin và khoáng chất; Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi; Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo.
  • Ăn ít muối, dưới 6g/ngày.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, BMI <25 kg/m2.
  • Không uống rượu bia, đồ uống có cồn hay các chất kích thích khác.
  • Cai thuốc lá triệt để.
  • Hãy dành khoảng 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục thể thao. Tùy vào sức khỏe của bản thân mà lựa chọn bài tập cũng như cường độ tập luyện, không nên quá sức... Các bài tập được gợi ý bao gồm đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội.
  • Nên ngủ sớm và dậy sớm, thời gian ngủ khoảng 7 - 8 giờ mỗi ngày là phù hợp.

an-uong-dieu-do giup-co-the-co-du-nang-luong-phuc-hoi-sau-dot-quy.webp

Ăn uống điều độ giúp cơ thể có đủ năng lượng phục hồi sau đột quỵ

Phòng ngừa cục máu đông và nguy cơ đông máu

Thuốc chống đông, ngăn ngừa cục máu đông là phương pháp điều trị dự phòng đột quỵ não lâu dài, đặc biệt ở bệnh nhân rung nhĩ và tăng đông máu. 

  • Thuốc chống tập kết tiểu cầu: Aspirin là thuốc chủ yếu. Trường hợp người bệnh dị ứng aspirin hoặc có tiền sử viêm loét dạ dày, hành tá tràng thì sử dụng Ticlopidin thay thế.
  • Thuốc kháng vitamin K: Là nhóm thuốc đầu tay giúp phòng ngừa tình trạng đông máu ở bệnh nhân rung nhĩ.
  • Thuốc kháng đông đường uống không phải kháng vitamin K (NOAC): Là thuốc sử dụng thay thế nhóm thuốc kháng vitamin K ở bệnh nhân rung nhĩ.

Phục hồi chức năng cải thiện di chứng sau đột quỵ

Phục hồi chức năng có ý nghĩa vô cùng quan trọng với người bị đột quỵ não. Sau quá trình điều trị tích cực, người bệnh cần được phục hồi chức năng càng sớm càng tốt. Phục hồi chức năng phụ thuộc vào tình trạng khuyết tật của người bệnh và giai đoạn phục hồi. Các biện pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ não được chuyên gia khuyến nghị gồm:

  • Phòng ngừa biến chứng hô hấp.
  • Khuyến khích đặt tư thế trị liệu.
  • Vận động sớm.
  • Duy trì tầm vận động.
  • Giải quyết tình trạng yếu/liệt nửa người.
  • Cải thiện tình trạng mất cảm giác.
  • Tăng cường sức cơ.
  • Tạo thuận chức năng hai chi trên.
  • Cải thiện dáng đi, giữ thăng bằng và di chuyển.
  • Khuyến khích người bệnh độc lập và tự thực hiện các sinh hoạt hàng ngày.
  • Xử lý và phòng ngừa các biến chứng có thể gặp của đột quỵ.

phuc-hoi-chuc-nang-giup-cai-thien-hieu-qua-cac-di-chung-do-dot-quy-nao-gay-ra.webp

Phục hồi chức năng giúp cải thiện hiệu quả các di chứng do đột quỵ não gây ra

Hỗ trợ điều trị đột quỵ não bằng thảo dược

Bên cạnh các cách chữa đột quỵ bằng tây y, hiện nay có rất nhiều loại thảo dược tự nhiên đã được chứng minh có tác dụng cải thiện các di chứng do đột quỵ não gây ra. Dưới đây là một số thảo dược được khuyến nghị cho người đột quỵ:

  • Bạch quả: Chứa hàm lượng lớn flavonoid, terpenoid có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, kiểm soát tình trạng lão hóa các tế bào não. Ngoài ra, bạch quả còn có tác dụng bảo vệ não bộ, tăng cường lưu thông máu lên não. Từ đó cải thiện chức năng não và hạn chế các di chứng do đột quỵ gây ra.
  • Trà xanh: Lá trà xanh chứa catechin có tác dụng loại bỏ các gốc tự do, bảo vệ tế bào não. Trà xanh còn có tác dụng điều chỉnh tuần hoàn máu não, cải thiện trí nhớ hiệu quả.
  • Thục địa: Catapol trong thục địa có tác dụng bảo vệ tế bào não do thiếu máu cục bộ. Ngoài ra, hoạt chất này còn thúc đẩy quá trình hình thành và tái tạo mạch máu. Từ đó, hạn chế các tổn thương do đột quỵ não.

Sản phẩm chứa enzym Nattokinase giúp cải thiện đột quỵ não và di chứng

Enzym Nattokinase là enzym chiết xuất từ đậu tương lên men. Đây là một món ăn có nguồn gốc từ đậu tương được ủ lên men theo phương pháp truyền thống của Nhật Bản. Enzym Nattokinase chiết xuất từ loại thực phẩm này đã được chứng minh có tác dụng làm tan huyết khối, tăng tuần hoàn máu, ổn định huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ tái phát và giảm các di chứng của đột quỵ não. 

Tuy nhiên, đậu tương lên men có mùi khá khó chịu nên nhiều người thường rất e ngại khi sử dụng. Giải quyết được vấn đề đó, các nhà khoa học đã bào chế thành công viên uống Nattospes với thành phần chính là enzym Nattokinase.

Nattospes có tác dụng làm tan máu đông, tăng tuần hoàn máu, giảm độ nhớt và duy trì huyết áp ổn định. Nattospes đã được chứng minh hiệu quả trong nhiều nghiên cứu lâm sàng tại nhiều bệnh viện lớn. Trong đó, nghiên cứu về tác dụng của Nattospes trong việc hỗ trợ điều trị người bệnh tai biến nhồi máu não tại bệnh viện Tuệ Tĩnh (năm 2018) cho thấy: Tỷ lệ bệnh nhân tai biến sử dụng Nattospes cải thiện chức năng vận động cao gấp 3 lần so với nhóm không dùng sản phẩm. Nattospes có thành phần từ thiên nhiên nên không gây tác dụng phụ, do đó bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng lâu dài.

Nattospes-giup-ho-tro-phong-ngua-dot-quy-nao.webp

Nattospes giúp hỗ trợ điều trị đột quỵ não

mua_ngay.png

Trên đây là thông tin về một số cách chữa đột quỵ hiệu quả hiện nay. Tùy tình trạng mỗi người bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Để cải thiện đột quỵ não hiệu quả, bên cạnh những biện pháp kể trên, bạn đừng quên kết hợp sử dụng Nattospes mỗi ngày. Nếu còn băn khoăn về vấn đề đột quỵ, bạn hãy liên hệ tới số 0917185170 để được giải đáp sớm nhất.

Lan Khuê

Nguồn tham khảo

https://www.cdc.gov/stroke/treatments.htm

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stroke/symptoms-causes/syc-20350113

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7415874/