Đột quỵ não là một tình trạng khẩn cấp, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc phát hiện và xử trí sớm đột quỵ sẽ giúp bệnh nhân tránh được những di chứng về sau. Để biết thêm thông tin chi tiết về đột quỵ não, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 
Thế nào là đột quỵ não? 

Đột quỵ não là tình trạng một phần não bộ bị tổn thương đột ngột do nguồn cung cấp máu đến não bị gián đoạn hoặc giảm. Khi mô não không nhận được lượng oxy và chất dinh dưỡng cần thiết, các tế bào não sẽ bắt đầu chết đi chỉ sau vài phút.  

Đột quỵ não là một tình trạng cấp cứu y tế và thời gian điều trị có vai trò quan trọng. Hành động sớm sẽ giúp làm giảm tổn thương não, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm khác gây tàn tật và tử vong cho bệnh nhân. 

dot-quy-nao-la-mot-tinh-trang-khan-cap-can-duoc-cap-cuu-trong-gio-vang.webp

Đột quỵ não là một tình trạng khẩn cấp cần được cấp cứu trong “giờ vàng”

Đột quỵ não được chia thành 3 loại chính, bao gồm:

  • Đột quỵ não do thiếu máu cục bộ: Chiếm phần lớn các trường hợp đột quỵ não, xảy ra khi dòng máu qua động mạch cung cấp máu giàu oxy cho não bị tắc nghẽn. 
  • Đột quỵ xuất huyết não: Xảy ra khi một động mạch trong não bị vỡ hoặc rò rỉ máu, làm tổn thương đến các tế bào não. 
  • Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA): Dòng máu đến não bị tắc nghẽn trong một thời gian ngắn, thường không quá 5 phút.

Các dấu hiệu giúp cảnh báo sớm cơn đột quỵ não 

Nếu bạn hoặc người thân bị đột quỵ não, hãy đặc biệt chú ý đến thời gian các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Việc điều trị ngay sau khi cơn đột quỵ bắt đầu sẽ giúp bệnh nhân tránh được những di chứng nguy hiểm về sau. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não mà bạn nên biết: 

  • Khó nói, môi lưỡi tê cứng hoặc nói ngọng bất thường. 
  • Tê yếu, liệt đột ngột ở mặt, cánh tay hoặc chân của một bên cơ thể. Ngoài ra, một bên miệng của người bị đột quỵ não có dấu hiệu bị xệ xuống khi cố gắng nói hoặc cười. 
  • Thị lực ở một hoặc cả 2 bên mắt bị suy giảm. Mắt đột nhiên bị mờ hoặc thâm đen. 
  • Đau đầu đột ngột, dữ dội, có thể kèm theo chóng mặt, nôn mửa hoặc thay đổi ý thức. 
  • Đi lại khó khăn, dễ bị vấp ngã và mất thăng bằng. Ngoài ra, người bị đột quỵ não cũng có thể thấy chóng mặt đột ngột hoặc mất khả năng phối hợp cơ thể. 

de-bi-te-nga-la-mot-dau-hieu-canh-bao-som-con-dot-quy-nao.webp

Dễ bị té ngã là một dấu hiệu cảnh báo sớm cơn đột quỵ não 

Nếu nhận thấy những dấu hiệu cảnh báo trên, người đột quỵ cần được đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp “giờ vàng”. 

Những nguyên nhân chính gây đột quỵ não 

Nguyên nhân đột quỵ não có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Nhìn chung, có 2 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ. Cụ thể: 

Nguyên nhân không thể kiểm soát

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao, nguy cơ đột quỵ não càng lớn. Những người từ 55 tuổi trở lên thường có nguy cơ đột quỵ não cao hơn so với người trẻ tuổi. 
  • Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ đột quỵ não cao hơn so với những người thuộc các chủng tộc khác.
  • Giới tính: Đàn ông có nguy cơ đột quỵ cao hơn phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ có xu hướng mắc đột quỵ ở độ tuổi cao, do đó họ có nhiều khả năng tử vong vì căn bệnh này hơn so với nam giới. 
  • Tiền sử gia đình: Nguy cơ đột quỵ sẽ cao hơn nếu bạn có người thân trong gia đình mắc các vấn đề sức khỏe di truyền, chẳng hạn như huyết áp cao hoặc đã từng bị đột quỵ não.

Nguyên nhân bệnh lý  

  • Tiền sử đột quỵ não: Nguy cơ tái phát đột quỵ sẽ tăng cao ở những bệnh nhân đã từng bị đột quỵ, đặc biệt là trong những tháng đầu tiên. Nguy cơ đột quỵ não tái phát có thể kéo dài tới 5 năm và sau đó giảm dần. 

  • Bệnh tim mạch: Những bệnh lý về tim mạch như nhiễm trùng tim, suy tim, dị tật tim hoặc rung nhĩ có thể làm tăng khả năng mắc cơn đột quỵ. 
  • Bệnh đái tháo đường: Cơn đột quỵ cũng có nguy cơ cao xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. 
  • Cục máu đông: Nguyên nhân gây đột quỵ hàng đầu có liên quan đến cục máu đông gây tắc nghẽn các động mạch cung cấp máu cho não. 

cuc-mau-dong-la-nguyen-nhan-hang-dau-dan-den-dot-quy-nao.webp

Cục máu đông là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ não 

  • Cao huyết áp: Huyết áp tăng cao có thể tạo sức ép lớn và làm tổn thương nghiêm trọng thành động mạch, dẫn đến tình trạng xuất huyết não. Mặt khác, cao huyết áp cũng tạo điều kiện hình thành nên các cục máu đông và làm cản trở máu lưu thông đến não. 
  • Thừa cân hoặc béo phì: Khi cân nặng vượt quá mức tiêu chuẩn có thể phát triển nhiều bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ não, chẳng hạn như bệnh tim mạch, cao huyết áp và mỡ máu. 
  • Cholesterol cao: Mỡ máu tích tụ trên thành động mạch lâu dần sẽ làm cản trở quá trình lưu thông máu và khiến tắc nghẽn mạch máu não.
  • Hút thuốc lá: Theo các chuyên gia, những người thường xuyên hút thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc đột quỵ cao gấp 2 lần so với người bình thường. Lý do là bởi khói thuốc chứa nhiều chất độc hại, làm tổn thương thành mạch máu và thúc đẩy nhanh quá trình xơ cứng động mạch – một trong những nguyên nhân dẫn đến cơn đột quỵ não. 
  • Lối sống sinh hoạt kém lành mạnh: Chế độ ăn uống không điều độ, thiếu hụt các chất cần thiết và ít hoạt động thể chất có thể kích hoạt cơn đột quỵ não.

Cách điều trị đột quỵ não 

Bệnh nhân đột quỵ não cần được cấp cứu trong thời gian vàng, vì đây là thời điểm tốt nhất giúp người bệnh có cơ hội hồi phục cao và ít gặp biến chứng hơn. 

Thời gian vàng trong đột quỵ não thường được quy định như sau: 

  • Từ 4 – 5 giờ đầu tiên sau khi các triệu chứng đột quỵ xuất hiện: Dùng thuốc làm tan cục máu đông, giúp lưu thông mạch máu đến não. 
  • Trong vòng 6 - 24 giờ sau khi cơn đột quỵ bắt đầu: Phẫu thuật loại bỏ huyết khối. 

Các biện pháp để cứu sống người bị đột quỵ và giúp hạn chế di chứng tàn tật về sau sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng đột quỵ của bệnh nhân tại thời điểm được cấp cứu. Việc bỏ lỡ thời gian vàng điều trị đột quỵ não sẽ khiến cho não bộ tổn thương nghiêm trọng hơn và dễ dẫn đến tử vong. 

bo-lo-gio-vang-dieu-tri-dot-quy-nao-co-the-lam-tang-nguy-co-tu-vong.webp

Bỏ lỡ giờ vàng điều trị đột quỵ não có thể làm tăng nguy cơ tử vong 

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc giúp ngăn ngừa đột quỵ tái phát, bao gồm: 

Thuốc chống đông máu 

Thuốc chống đông máu thường được chỉ định cho những người đột quỵ não nhằm giúp làm giảm khả năng hình thành các cục máu đông. Loại thuốc chống đông máu phổ biến nhất là warfarin (Jantoven, Coumadin), giúp ngăn ngừa cục máu đông hiện có phát triển lớn hơn. 

Đây cũng là lý do vì sao thuốc chống đông máu thường được kê đơn để ngăn ngừa đột quỵ hoặc sau khi đột quỵ não do thiếu máu não cục bộ hay TIA.

Chất hoạt hóa plasminogen mô (tPA)

Chất hoạt hóa plasminogen mô (tPA) là loại thuốc khẩn cấp, được dùng để phá vỡ cục máu đông gây ra đột quỵ não. Đây là loại thuốc duy nhất hiện nay có thể thực hiện được điều này, tuy nhiên nó phải được sử dụng trong vòng 3 – 4,5 giờ đầu tiên sau khi các triệu chứng đột quỵ bắt đầu. 

Thuốc tPA thường được tiêm vào mạch máu để có thể phát huy tác dụng nhanh nhất và giúp làm giảm nguy cơ biến chứng do đột quỵ. 

Thuốc chống kết tập tiểu cầu

Thuốc chống kết tập tiểu cầu thường được sử dụng nhằm ngăn ngừa cục máu đông bằng cách hạn chế sự kết dính của các tiểu cầu trong máu. Những loại thuốc chống kết tập tiểu cầu phổ biến nhất, bao gồm clopidogrel (Plavix) và aspirin. Chúng có thể được dùng để ngăn ngừa đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đặc biệt là nguy cơ tái phát đột quỵ não. 

dieu-tri-dot-quy-nao-bang-thuoc-chong-ket-tap-tieu-cau.webp

Điều trị đột quỵ não bằng thuốc chống kết tập tiểu cầu 

Thuốc Statin

Thuốc Statin giúp giảm mức cholesterol cao trong máu – một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra đột quỵ não. Thuốc Statin có khả năng ngăn chặn cơ thể sản xuất ra một loại enzyme làm chuyển biến cholesterol thành mảng bám tích tụ trên thành động mạch và dẫn đến cơn đột quỵ. 

Các loại thuốc Statin được sử dụng nhiều nhất bao gồm simvastatin (Zocor), rosuvastatin (Crestor) và atorvastatin (Lipitor).

Thuốc huyết áp 

Huyết áp cao có thể khiến cho các mảng bám tích tụ trong động mạch bị vỡ ra. Những mảnh vỡ có thể làm tắc nghẽn động mạch và gây đột quỵ. Do đó, việc kiểm soát huyết áp cao bằng thuốc có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ hiệu quả.  

Nên phòng ngừa đột quỵ não như thế nào?

Đột quỵ não nếu được phòng ngừa từ sớm có thể giúp bệnh nhân tránh các nguy cơ tàn tật hoặc tử vong. Dưới đây là các cách giúp phòng ngừa đột quỵ mà bạn và người thân nên tham khảo: 

  • Tập thể dục hàng ngày, tối thiểu là 30 phút. 
  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý, với đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể. 
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng việc sử dụng thuốc kê đơn kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh. 
  • Giữ ấm cơ thể để tránh bị nhiễm lạnh và gây kích thích tăng huyết áp cũng như làm vỡ các mạch máu. 
  • Uống rượu ở mức độ vừa phải nhằm tránh làm tăng huyết áp. 
  • Bỏ hút thuốc lá càng sớm càng tốt. 
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các nguy cơ dẫn đến đột quỵ. 

Ngoài những biện pháp phòng ngừa trên, các chuyên gia đầu ngành cũng khuyến nghị người có nguy cơ cao mắc đột quỵ não nên sử dụng sản phẩm Nattospes để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh. 

ho-tro-phong-ngua-va-dieu-tri-dot-quy-nao-bang-san-pham-nattospes.webp

Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị đột quỵ não bằng sản phẩm Nattospes

mua_ngay.png

Nattospes được bào chế dưới dạng viên nang, có chứa thành phần chính là enzyme nattokinase (chiết xuất từ đậu tương lên men), giúp làm tan huyết khối, đồng thời hỗ trợ phòng ngừa hình thành các cục máu đông và tăng cường tuần hoàn máu lên não. Mặt khác, nattokinase cũng có tác dụng làm giảm độ nhớt máu và hỗ trợ kiểm soát mức huyết áp hiệu quả. 

Sở dĩ, thành phần nattokinase trong sản phẩm Nattospes là một chất xúc tác sinh học, có thể đánh tan cục máu đông theo 2 con đường chính: 

  • Trực tiếp phá huỷ sợi fibrin và giải phóng các tiểu cầu, giúp dòng máu lưu thông lên não. 
  • Kích thích các yếu tố trong máu như tPA và urokinase nhằm tăng cường sản xuất enzyme nội sinh trong cơ thể (plasmin) làm tan sợi fibrin. 

Ngoài ra, sản phẩm Nattospes cũng được nhiều người dùng tin tưởng lựa chọn vì khả năng hỗ trợ cải thiện các di chứng sau đột quỵ não rất hữu hiệu. Trường hợp bệnh nhân tiêu biểu là ông Nguyễn Văn Thanh, trú tại khu dân cư Bến Đò, phường Văn Đức, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. 

Theo ông Thanh cho biết, ông đã bị đột quỵ não vào năm 2016 dẫn đến liệt nửa người bên trái và rất khó khăn khi đi lại, kèm theo di chứng nói ngọng, thường xuyên choáng váng. Nhiều lúc ông đã cảm thấy chán nản khi 4 năm trời ròng rã sống chung với đột quỵ. Nhưng may mắn thay, trong một lần nghe đài, ông Thanh đã tìm được phương pháp giúp phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện đột quỵ não nhờ vào sản phẩm Nattospes. 

Sau một thời gian sử dụng Nattospes, bệnh của ông Thanh đã có những chuyển biến tích cực. Ông cảm thấy chân tay nhẹ nhàng và đi lại dễ dàng hơn. Ngoài ra, triệu chứng choáng váng cũng không còn nữa. Bạn có thể lắng nghe những chia sẻ của ông Thanh qua video sau đây:

Để đạt được hiệu quả cao nhất, người bệnh nên sử dụng Nattospes theo liều lượng khuyến nghị dưới đây:

  • Liều hỗ trợ điều trị đột quỵ não: Ngày uống 1 – 2 viên/lần và chia làm 2 lần. 
  • Liều hỗ trợ tăng cường: Ngày uống 2 viên/lần và chia làm 2 – 3 lần. 

Nhìn chung, đột quỵ não là một tình trạng khẩn cấp, có thể dẫn đến các di chứng nặng nề cho bệnh nhân nếu không được xử trí kịp thời. Việc biết được nguyên nhân chính xác gây ra đột quỵ sẽ giúp bệnh nhân nhận được phương pháp điều trị phù hợp nhất. Nếu còn băn khoăn về vấn đề đột quỵ, bạn hãy liên hệ tới số 0917185170 để được giải đáp sớm nhất.

Lan Khuê

Nguồn tham khảo: 

https://www.medicinenet.com/stroke_symptoms_and_treatment/article.htm#what_are_the_warning_signs_and_symptoms_of_a_stroke 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stroke/symptoms-causes/syc-20350113 

https://www.healthline.com/health/stroke 

https://www.cdc.gov/stroke/types_of_stroke.htm