Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ có thể xuất phát từ nhiều yếu tố như tuổi tác, giới tính, chủng tộc, bệnh tim, béo phì hoặc cao huyết áp,... Tình trạng này cần được cấp cứu kịp thời để tránh những di chứng nguy hiểm cho sức khoẻ và tính mạng người bệnh. 

Thế nào là đột quỵ?

Đột quỵ là một bệnh lý mạch máu não, xảy ra khi mạch máu trong não bị tắc nghẽn, vỡ hoặc chảy máu. Điều này khiến cho não không nhận đủ lượng oxy và các chất chất dinh dưỡng cần thiết, làm cho tế bào não bắt đầu chết đi. 

Đột quỵ não được đánh giá là trường hợp y tế khẩn cấp. Mặc dù nhiều trường hợp  có thể cải thiện nếu được điều trị kịp thời, nhưng một số bệnh nhân đột quỵ não sẽ có nguy cơ cao bị tàn tật hoặc thậm chí tử vong. 

dot-quy-la-mot-tinh-trang-y-te-khan-cap-co-nguy-co-cao-gay-tan-tat.webp

Đột quỵ là một tình trạng y tế khẩn cấp, có nguy cơ cao gây tàn tật 

Top 8 nguyên nhân dẫn đến đột quỵ 

Nguyên nhân đột quỵ tương đối đa dạng, dưới đây là top 8 yếu tố chính gây ra tình trạng này. Cụ thể: 

Tuổi tác và giới tính  

Bất kỳ ai cũng có thể bị đột quỵ não, nguy cơ đột quỵ của bạn sẽ tăng lên khi tuổi tác ngày càng cao. Cứ sau mỗi một thập kỷ từ 55 tuổi trở đi, khả năng mắc đột quỵ của bạn sẽ tăng gấp đôi. 

Ngoài ra, thống kê cho thấy, phụ nữ có nguy cơ bị đột quỵ thấp hơn so với nam giới ở cùng độ tuổi. Tuy nhiên, phụ nữ thường có xu hướng bị đột quỵ khi tuổi tác cao, do đó họ ít có khả năng phục hồi và dễ tử vong hơn. 

Chủng tộc và tiền sử gia đình 

Nguyên nhân đột quỵ cũng có thể xuất phát từ 2 yếu tố: Chủng tộc và tiền sử gia đình. Cụ thể, đột quỵ có ảnh hưởng nhiều đến người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Tây Ban Nha hơn so với người da trắng. 

Mặt khác, bệnh đột quỵ có tính chất di truyền trong gia đình. Nếu có người thân bị mắc đột quỵ, bạn sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc phải tình trạng này cao hơn so với người bình thường.

Tiền sử đột quỵ

Những người đã có tiền sử bị đột quỵ thường có khả năng cao bị tái phát, đặc biệt là trong vòng vài tháng đầu. Tuy nhiên, nguy cơ mắc đột quỵ lần nữa có thể kéo dài tới 5 năm và giảm dần sau đó. 

Bệnh tim mạch 

Các bệnh tim mạch, bao gồm van tim bị lỗi, rung tâm nhĩ hoặc nhịp tim không đều, có thể gây ra 1/4 số ca đột quỵ ở những người cao tuổi. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch do tích tụ chất béo. 

benh-tim-mach-la-mot-nguyen-nhan-pho-bien-gay-ra-dot-quy.webp

Bệnh tim mạch là một nguyên nhân phổ biến gây ra đột quỵ 

Thừa cân, béo phì 

Thừa cân và béo phì là những nguyên nhân đột quỵ phổ biến khác. Bạn sẽ có nguy cơ cao mắc đột quỵ nếu cân nặng quá mức cho phép. Thậm chí, thừa cân có thể dẫn đến những bệnh lý khác làm kích hoạt cơn đột quỵ, chẳng hạn như mỡ máu, cao huyết áp và tim mạch. 

Cao huyết áp 

Cao huyết áp (hoặc tăng huyết áp) được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ phổ biến nhất. Nếu huyết áp của bạn thường xuyên ở mức 140/90 hoặc cao hơn thì nguy cơ đột quỵ sẽ càng lớn. 

Huyết áp tăng cao có thể tạo sức ép lên thành động mạch, gây tổn thương thành mạch và dẫn đến xuất huyết não sau một thời gian nhất định. Bên cạnh đó, cao huyết áp cũng tạo điều kiện hình thành những cục máu đông, làm cản trở quá trình lưu thông máu não và khiến tăng nguy cơ xuất hiện cơn đột quỵ. 

Cục máu đông 

Cục máu đông được xem là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ não. Khi mạch máu hình thành nên các cục máu đông sẽ làm tắc nghẽn lưu thông dòng máu và dẫn đến tình trạng thiếu máu não cục bộ. 

Sự xuất hiện của cục máu đông có thể khiến cho các tế bào não bị chết đi và gây ra các triệu chứng cảnh báo đột quỵ não như: Khó nói, liệt nửa người, đau đầu dữ dội, giảm thị lực hoặc mất thăng bằng. 

cuc-mau-dong-la-nguyen-nhan-hang-dau-gay-dot-quy-nao.webp

Cục máu đông là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ não

Lối sống kém lành mạnh 

Thói quen sinh hoạt và ăn uống kém lành mạnh cũng là nguyên nhân gây đột quỵ đáng lưu ý. Khi chế độ ăn uống không cân bằng và thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, cùng với việc lười vận động có thể khiến nguy cơ bị đột quỵ đến gần hơn với bạn. 

Bên cạnh đó, thói quen hút thuốc lá cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 2 lần bình thường. Chất nicotine trong thuốc lá làm cho mức huyết áp của bạn tăng cao. Ngoài ra, khói thuốc lá có thể gây tích tụ mỡ trong động mạch, làm đặc máu và khiến máu dễ đông hơn. 

Biện pháp giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ 

Để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, trước tiên, bạn cần kiểm soát tốt các yếu tố hoặc nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cụ thể: 

  • Từ bỏ thuốc lá: Dừng hút thuốc lá càng sớm sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ. 
  • Uống rượu ở mức độ vừa phải: Nếu bạn thường xuyên uống rượu, tốt nhất nên cố gắng giảm lượng tiêu thụ của mình. Uống rượu là yếu tố có thể làm tăng huyết áp và kích hoạt cơn đột quỵ. 
  • Giữ cân nặng ở mức khoẻ mạnh: Quản lý cân nặng là biện pháp phòng ngừa hữu ích bệnh đột quỵ. Thói quen lành mạnh này có thể giúp loại bỏ các nguyên nhân dẫn đến đột quỵ như thừa cân và béo phì. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Ăn nhiều trái cây, rau quả, tiêu thụ ít cholesterol, chất béo chuyển hóa và chất béo bão hoà có thể giúp giảm mức huyết áp cao cũng như cholesterol xấu trong máu. Điều này góp phần ngăn ngừa tình trạng đột quỵ nguy hiểm có thể xảy ra. 
  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Bạn nên dành thời gian để quan tâm đến sức khỏe của bản thân, cố gắng đi khám định kỳ mỗi năm một lần. Ngoài ra, để ngăn ngừa các yếu tố hoặc nguyên nhân đột quỵ, bạn cũng cần kiểm soát mức huyết áp, lượng cholesterol trong máu và trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng. 

kiem-tra-suc-khoe-dinh-ky-giup-ngan-ngua-nguy-co-gay-dot-quy.webp

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp ngăn ngừa nguy cơ gây đột quỵ 

  • Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giúp phòng ngừa đột quỵ não cũng là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Là một trong những sản phẩm chuyên  biệt về phòng ngừa và cải thiện đột quỵ não hiện nay, Nattospes với thành phần chính mang đến tác dụng:
  • Giúp phòng ngừa và phá tan cục máu đông - nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ
  • Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ: Ngăn chặn sự hình thành các mảng xơ vữa, hạ cholesterol, điều hòa huyết áp,...
  • Giúp phục hồi chức năng, cải thiện các di chứng: Liệt, méo miệng,... sau đột quỵ.

nattospes-giai-phap-cho-nguoi-benh-dot-quy.webp

Nattospes - Giải pháp cho người bệnh đột quỵ

mua_ngay.png

Dưới đây là chia sẻ của người bệnh đã khắc phục di chứng méo miệng do đột quỵ  sau khi dùng Nattospes:

 

Nếu bạn đã biết được đột quỵ là gì và nghi ngờ mình đang gặp phải các triệu chứng cảnh báo bệnh, điều quan trọng là phải tìm đến sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc các biến chứng và tàn tật lâu dài là phải có biện pháp ngăn ngừa nguyên nhân đột quỵ ngay từ đầu đồng thời điều trị bệnh trong “thời gian vàng”. Nếu còn băn khoăn về vấn đề nguyên nhân gây đột quỵ, bạn hãy liên hệ tới số 0917185170 để được giải đáp sớm nhất.

Lan Khuê

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/stroke/guide/stroke-causes-risks 

https://www.healthline.com/health/stroke

https://www.medicalnewstoday.com/articles/7624 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stroke/symptoms-causes/syc-20350113