Chào chuyên gia! Xin chuyên gia cho biết, đột quỵ và tai biến mạch máu não có phải là cùng một bệnh không? Từ nhỏ tôi sống cùng 2 bác, năm ngoái, bác trai đột nhiên nói năng không rõ, nôn ói, méo miệng, đi cấp cứu ở viện thì được chẩn đoán là bị đột quỵ. Vừa mới đây lại đến bác gái tôi cũng bị y như vậy nhưng lại được chẩn đoán là tai biến mạch máu não. Xin hỏi, 2 bệnh này có gì khác nhau và tôi sống cùng 2 bác thì có cần phòng ngừa không? Tôi xin cảm ơn! (Nguyễn Trung Thành, Nam Định)
Trả lời:

Chào bạn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới cho chúng tôi. Với những thắc mắc của bạn, chuyên gia xin được trả lời như sau: 

Đột quỵ và tai biến mạch máu não có khác nhau không?

Có một số quan điểm cho rằng tai biến và đột quỵ là 2 bệnh khác nhau, trong đó đột quỵ là bệnh lý liên quan đến tim và thường gặp ở người trẻ, còn tai biến chủ yếu liên quan đến não và xảy ra ở người già. Tuy nhiên, những quan điểm trên là hoàn toàn sai lầm, dẫn đến các tình huống xử lý chủ quan, lơ là và sai cách. 

Thực tế, đây là 2 cách gọi của cùng một bệnh, biểu thị tình trạng một phần não bị tổn thương khi lưu lượng máu lên não đột ngột giảm mạnh do tắc hoặc vỡ mạch máu não. Đột quỵ là cách gọi nhấn mạnh sự xảy ra dồn dập, đột ngột; Còn tai biến mạch máu não nhấn mạnh vào sự tổn thương ở các mạch máu trong não.

Dù là cách gọi nào đi chăng nữa thì cả 2 thuật ngữ trên đều biểu thị cho tính chất đột ngột, bất ngờ và vô cùng nguy hiểm của đột quỵ (tai biến). Bệnh lý này có thể khiến một người khoẻ mạnh bình thường bỗng dưng bị hôn mê hoặc gặp phải những di chứng nặng nề, thậm chí là tử vong. 

Hiện nay tại Việt Nam, tỷ lệ mắc đột quỵ (tai biến mạch máu não) đang có xu hướng gia tăng đáng kể, trong đó phần lớn bệnh nhân đều phải gánh chịu các di chứng. Căn bệnh này có thể xảy ra đối với bất kỳ ai, đặc biệt là những người có chức năng miễn dịch bị suy giảm, mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch, rối loạn mỡ máu hoặc cao huyết áp.

Ngoài ra, tai biến cũng đang được ghi nhận tăng lên ở những người trẻ tuổi do lối sống kém lành mạnh như ăn uống không điều độ, hút thuốc lá, lạm dụng chất kích thích, thường xuyên căng thẳng, mất ngủ và lười vận động. 

tai-bien-va-dot-quy-la-hai-ten-goi-khac-nhau-cua-cung-mot-benh-canh.webp

Tai biến và đột quỵ là hai tên gọi khác nhau của cùng một bệnh cảnh 

Cách phòng ngừa đột quỵ (tai biến mạch máu não)

Theo một khảo sát của Khoa Thần kinh tại Bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy, có hơn 23% người thân của bệnh nhân không biết rằng tai biến và đột quỵ có thể phòng ngừa được. Nhiều người tin rằng đột quỵ là căn bệnh “trời kêu ai nấy dạ”, tuy nhiên thực tế chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng được các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả, cụ thể: 

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây tai biến và đột quỵ 

Những người có nguy cơ cao bị đột quỵ thường bao gồm bệnh nhân tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, thừa cân và béo phì. 

Những đối tượng trên nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, uống thuốc và thực hiện các biện pháp kiểm soát bệnh theo sự chỉ dẫn của bác sĩ nhằm ngăn ngừa nguy cơ gây tai biến. 

Thay đổi thói quen sống hằng ngày 

Để phòng ngừa các yếu tố làm tăng khả năng mắc đột quỵ, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến nghị mọi người nên thực hiện các thay đổi trong lối sống sinh hoạt thường ngày của mình, bao gồm: 

  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng và lành mạnh: Bổ sung nhiều loại rau củ tươi, ngũ cốc nguyên hạt, cá và tránh tiêu thụ những sản phẩm chứa nhiều chất béo bão hoà, giàu đường, muối hoặc thực phẩm chế biến sẵn. 
  • Tích cực tham gia các hoạt động thể chất: Một số nghiên cứu cho biết, việc tập thể dục thường xuyên, bao gồm đạp xe, đi bộ, chạy bộ và yoga có thể giúp bạn ngăn ngừa những tình trạng sức khoẻ làm kích hoạt cơn đột quỵ. 
  • Tránh các yếu tố gây căng thẳng và mất ngủ: Stress quá độ và mất ngủ thường xuyên là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai biến và đột quỵ. Do đó, bạn cần kiểm soát những yếu tố này bằng cách hạn chế sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, uống cà phê và cố gắng đi ngủ đúng giờ mỗi ngày. 

uong-ca-phe-nhieu-gay-mat-ngu-co-the-lam-tang-nguy-co-bi-tai-bien.webp

Uống cà phê nhiều gây mất ngủ có thể làm tăng nguy cơ bị tai biến 

Chủ động chăm sóc não, mạch máu và thần kinh bằng sản phẩm thảo dược 

Một trong những phương pháp dự phòng nguy cơ đột quỵ là chủ động chăm sóc não bộ, mạch máu cũng như các tế bào bào thần kinh ngay từ sớm bằng sản phẩm thảo dược, tiêu biểu như Nattospes. Điều này có thể giúp bạn kiểm soát và ức chế sự hình thành của các gốc tự do – yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não. 

Thành phần chính trong Nattospes là nattokinase - chiết xuất từ đậu tương lên men. nattokinase có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa và làm tan huyết khối gây tai biến mạch máu não. Ngoài ra, Nattokinase cũng góp phần làm giảm độ nhớt máu, giúp ổn định huyết áp cho những đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ não. Từ đó, Nattospes giúp phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện di chứng, phục hồi chức năng sau đột quỵ não hiệu quả. Nattospes được nhiều chuyên gia và người dùng đánh giá cao về tính hiệu quả. Điển hình như trường hợp của ông Võ Văn Tám ở quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. Mời bạn xem thêm câu chuyện của ông Tám trong video dưới đây:

Nhìn chung, tai biến và đột quỵ là nỗi lo không của riêng ai. Do đó, việc hiểu đúng và chủ động phòng bệnh ngay từ sớm có thể giúp bạn ngăn ngừa đáng kể những yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ não. Nếu còn băn khoăn bất kỳ điều gì, bạn hãy liên hệ tới số 0917185170 để được giải đáp sớm nhất.

>>>XEM THÊM: Các cách chăm sóc người bị đột quỵ não nhất định phải ghi nhớ TẠI ĐÂY

 

Chuyên gia tim mạch

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/cerebrovascular-accident 

https://www.concilio.com/en/neurology-stroke-or-cerebrovascular-accident/

https://www.gwhospital.com/conditions-services/neurosciences-institute/understanding-stroke