Tăng huyết áp trước đây đối tượng gặp phải hầu hết ở người cao tuổi nhưng ngày nay do chế độ ăn uống thiếu khoa học và lành mạnh, ngại nấu cộng với bận rộn nên nhiều người lạm dụng đồ ăn chế biến sẵn trong đó mì tôm được coi là món ăn chính thay thế cho bữa cơm hàng ngày. Chính việc ăn uống thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng này cộng với tiêu thụ lượng muối cao dẫn đến nhiều người trẻ mắc bệnh tăng huyết áp.

Chế độ ăn uống của chúng ta hàng ngày đa dạng thực phẩm để đảm bảo đầy đủ các chất như: Protein, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Việc ăn uống cân bằng giúp cơ thể khỏe mạnh tránh được nguy cơ bệnh tật.

Tăng huyết áp do lạm dụng mì tôm

Tăng huyết áp do lạm dụng mì tôm

Vậy việc ăn quá nhiều mì ăn liền sẽ dẫn tới thiếu chất. Mọi người có thể định lượng được dinh dưỡng trong gói mì ăn liền, ngoài tinh bột và chất béo thì các chất khác không đủ, chưa kể việc ăn mì ăn liền với công nghệ sản xuất kém còn dẫn đến sản phẩm kém chất lượng. Ăn nhiều mì ăn liền kéo dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu do đó các triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe xuất hiện như mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh. Việc ăn dài ngày dẫn đến sụt cân và cơ thể suy nhược. Mì ăn liền được chế biến với nhiều gia vị là muối ăn không tốt cho người bị tim mạch và tăng huyết áp. Việc đưa vào cơ thể một lượng lớn muối ăn rõ ràng khiến huyết áp người bệnh ngày càng tăng và mất kiểm soát bệnh.

Ăn nhiều mì tôm và duy trì kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nói chung. Nguy cơ mắc các bệnh như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, nguy cơ bệnh gan, gây lão hóa, ảnh hưởng tim mạch, béo phì, suy dinh dưỡng, bệnh tiểu đường, mỡ máu đều có nguy cơ gia tăng... Do đó cần cân nhắc việc ăn uống đảm bảo sức khỏe, không nên lạm dụng tính tiện lợi của mì ăn liền.

Nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học như đúng giờ, đủ bữa, ăn uống đủ lượng và chất, đảm bảo đủ chất xơ cũng như các vi chất để có một chế độ dinh dưỡng lành mạch giúp chúng ta duy trì sức khỏe tốt nhất.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các bệnh lý về tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim,... cũng như phương pháp điều trị, xin vui lòng gọi tới số tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006305 hoặc hotline (ZALO/VIBER): 09171851700917230950.

Nguồn: HHP