Điều trị đột quỵ là một trong những việc làm cấp thiết đối với bệnh nhân đột quỵ nhằm ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Tuy nhiên, tùy vào mỗi loại đột quỵ sẽ có phác đồ điều trị riêng. Vậy cách chữa đột quỵ như thế nào? Hãy dành ít phút đọc ngay bài viết dưới đây để trang bị cho bản thân những kiến thức y khoa hữu ích. 

Phân loại các dạng đột quỵ

Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) xảy ra khi nguồn máu cung cấp cho não bị giảm đi một phần hoặc hoàn toàn do mạch máu bị tắc nghẽn hoặc  bị vỡ. Dựa vào điều này, chúng ta có thể chia đột quỵ thành 3 dạng:

  • Cơn đột quỵ thoáng qua (TIA): Là tình trạng máu đến não bị gián đoạn tạm thời, thường kéo dài trong vài phút. Khi bị thiếu máu não thoáng qua, người bệnh thường có các triệu chứng như lú lẫn, khó đi, một bên mặt rủ xuống… Theo các chuyên gia, cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ nặng hơn, người bệnh cần được khám và điều trị sớm.
  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Đây là dạng đột quỵ phổ biến nhất hiện nay, chiếm 85%. Đột quỵ thiếu máu cục bộ xảy ra khi cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu, gây cản trở lưu lượng máu đến não. Người bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ thường gặp các triệu chứng như đột ngột tê cứng tay chân (thường xảy ra ở một bên cơ thể), chóng mặt, mất thăng bằng, khó nói, giảm thị lực…
  • Đột quỵ do xuất huyết não:  Xảy ra khi mạch máu bị nứt hoặc vỡ, gây chảy máu trong não hoặc xung quanh não. Lúc này, máu tạo áp lực lên các tế bào não, khiến não bộ bị tổn thương. Tương tư như đột quỵ thiếu máu cục bộ, người bị đột quỵ xuất huyết cũng có các triệu chứng như tê cứng chân tay, khó nói, mất ý thức, đau đầu dữ dội, co giật…

dot-quy-do-thieu-mau-cuc-bo.jpg

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Cách chữa đột quỵ đúng cách

Tùy vào từng dạng đột quỵ mà người bệnh sẽ được điều trị theo các phương pháp khác nhau. Cụ thể như sau:

Cách điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ và TIA

Nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ thiếu máu cục bộ và TIA là do cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa gây cản trở lưu lượng máu đến não. Vì vậy, cách chữa đột quỵ của hai dạng đột quỵ này sẽ gần giống nhau.

Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc được chỉ định cho bệnh nhân đột quỵ gồm:

  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu: Thuốc hoạt động dựa trên cơ chế phân tách tiểu cầu, ngăn không cho các tiểu cầu kết dính lại với nhau tạo thành huyết khối. Đồng thời, thuốc chống kết tập tiểu cầu còn có công dụng làm giảm kích thước huyết khối trong cơn đột quỵ.
  • Thuốc chống đông máu: Có công dụng tương tự như thuốc chống kết tập tiểu cầu nhưng khác về cơ chế hoạt động. Thuốc chống đông máu sẽ can thiệp vào một số thành phần của máu để ngăn chặn quá trình hình thành cục máu đông. Thuốc nên được dùng trong vòng 24-48 giờ đầu sau khi xuất hiện các triệu chứng đột quỵ. 
  • Thuốc làm tan cục máu đông: Trong vòng 4,5 giờ đầu tiên, sau khi các triệu chứng của đột quỵ bắt đầu, người bệnh phải được sử dụng thuốc làm tan cục máu đông. Nhờ đó, người bệnh có nhiều khả năng phục hồi sau đột quỵ và giảm thiểu nguy cơ tàn tật do đột quỵ gây ra. 

cach-chua-dot-quy-do-thieu-mau-cuc-bo-bang-thuoc-lam-tan-cuc-mau-dong-thuoc-chong-dong-mau.jpg

Cách chữa đột quỵ do thiếu máu cục bộ bằng thuốc làm tan cục máu đông, thuốc chống đông máu…

Can thiệp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học

Đối với trường hợp cục máu đông lớn, không thể làm tan hoàn toàn bằng thuốc, bệnh nhân được các bác sĩ chỉ định can thiệp lấy huyết khối. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ luồn một ống thông vào mạch máu lớn bên trong đầu của người bệnh. Sau đó, một thiết bị được luồn vào bên trong ống thông và di chuyển đến vị trí tắc nghẽn để lấy cục máu đông ra khỏi cơ thể. 

Cách chữa đột quỵ do thiếu máu cục bộ bằng cách lấy huyết khối thành công nhất khi được thực hiện từ 6-24 giờ sau khi các triệu chứng đột quỵ xảy ra.

loai-bo-cuc-mau-dong-bang-dung-cu-co-hoc.png

Loại bỏ cục máu đông bằng dụng cụ cơ học

Nong mạch vành và đặt stent

Thủ thuật này được áp dụng khi thành động mạch của người bệnh bị hẹp quá mức do các mảng xơ vữa. Đầu tiên, bác sĩ sẽ luồn một ống thông đến vị trí động mạch bị hẹp. Sau đó, một quả bóng được bơm căng để mở rộng động mạch bị hẹp. Cuối cùng, stent được đưa vào để hỗ trợ động mạch đã mở rộng.

Phẫu thuật bắc cầu mạch vành

Nếu như các phương pháp điều trị đột quỵ thiếu máu não kể trên không mang lại kết quả, người bệnh sẽ được phẫu thuật cắt bỏ huyết khối và mảng bám trên thành động mạch.

Trong trường hợp cục máu đông lớn, cách chữa đột quỵ tốt nhất là phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành. Bác sĩ sẽ dùng một đoạn tĩnh mạch hoặc động mạch làm cầu nối đến phía sau đoạn động mạch bị hẹp để máu lưu thông tốt hơn.

Cách trị đột quỵ xuất huyết não

So với cách chữa đột quỵ thiếu máu não, đột quỵ xuất huyết não sẽ có phác đồ điều trị riêng.

Điều trị khẩn cấp bằng thuốc

Khác với điều trị thiếu máu não cục bộ, người bị đột quỵ xuất huyết não cần được cầm máu để khối máu tụ trong não không bị lan rộng. Do đó, bệnh nhân đột quỵ xuất huyết não sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc có tác dụng cầm máu.

Đồng thời, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc hạ huyết áp để làm giảm tình trạng chảy máu trong não, thuốc giảm đau nhằm giảm đau đầu, thuốc chống buồn nôn và thuốc chống co giật, co thắt mạch.

benh-nhan-dot-quy-xuat-huyet-nao-duoc-dieu-tri-khan-cap-bang-thuoc-ha-huyet-ap.jpg

Bệnh nhân đột quỵ xuất huyết não được điều trị khẩn cấp bằng thuốc hạ huyết áp, thuốc làm đông máu…

Để nhận được tư vấn về bệnh đột quỵ hãy gọi đến số 0917185170 để được dược sĩ giải đáp chi tiết nhất

AE-0111-02.jpg

Cách chữa đột quỵ bằng cách can thiệp đặt Coil

Đây là cách chữa đột quỵ xuất huyết não mới, phổ biến ở các quốc gia phát triển. Trong thủ thuật này, một ống thông được luồn từ động mạch đùi để đi lên não. Sau đó, một đoạn dây xoắn (coil) tiếp tục được luồn vào ống thông, đến vị trí túi phình động mạch não. 

Tại đây, coil sẽ lấp đầy túi phình động mạch, ngăn chặn máu chảy vào túi phình. Phương pháp này mang đến nhiều ưu điểm vượt trội, ít xâm lấn, độ an toàn cao và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Đặt thiết bị kẹp để cầm máu

Trước khi phương pháp đặt coil xuất hiện, bệnh nhân đột quỵ xuất huyết não sẽ được phẫu thuật kẹp túi phình. Trước khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được gây mê sâu. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành mở hộp sọ ở vùng trán - thái dương.

Khi phát hiện các túi phình động mạch, bác sĩ tiến hành đặt thiết bị kẹp ở đáy túi phình. Cách chữa đột quỵ bằng thiết bị kẹp giúp ngăn chặn nguy cơ vỡ túi phình động mạch.

phau-thuat-dat-thiet-bi-kep-tui-phinh-nham-ngan-chan-tui-phinh-dong-mach-bi-vo.jpg

Phẫu thuật đặt thiết bị kẹp túi nhằm ngăn chặn túi phình động mạch bị vỡ

Phẫu thuật

Trong trường hợp túi phình đã vỡ, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn túi phình động mạch. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật mở sọ nhằm giảm áp lực nội sọ sau một cơn đột quỵ xuất huyết não lớn.

Phục hồi sau đột quỵ

Một số phương pháp phục hồi sau đột quỵ được áp dụng phổ biến hiện nay:

  • Tập luyện phục hồi chức năng:  Ngay khi ổn định, bệnh nhân đột quỵ não cần phải thực hiện các bài tập phục hồi chức năng. Các bài tập bao gồm: Tăng cường sức mạnh của các cơ, cải thiện chức năng vận động phần hông và đầu gối, tập kỹ thuật đi bộ, tập khả năng giữ thăng bằng…
  • Laser nội mạch: Bác sĩ sẽ dùng tia laser có công suất thấp để chiếu vào lòng động mạch, từ đó làm tăng tuần hoàn máu, cải thiện các mạch máu trong cơ thể, giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn. 
  • Sử dụng TPBVSK Nattospes: Nattospes là sản phẩm chuyên biệt cho người đột quỵ não đã được nghiên cứu lâm sàng tại viện TWQĐ 108, viện Quân y 103, viện Bạch Mai. Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy: Nattospes giúp 84% người bệnh đột quỵ đi lại vận động dễ dàng hơn, giảm nguy cơ tái phát đột quỵ lên đến 98% chỉ sau 3 tháng sử dụng.  

Nattospes được nhiều chuyên gia đánh giá cao và khuyên dùng. GS.TS Nguyễn Văn Thông - chủ tịch hội đột quỵ miền Bắc cho biết, nên lựa chọn sản phẩm có thành phần nattokinase có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được nghiên cứu lâm sàng, được người bệnh đánh giá cao, cải thiện tốt khi sử dụng điển hình là Nattospes. 

Nattospes giúp hỗ trợ phục hồi sau đột quỵ não

Nattospes giúp cải thiện người bệnh sau đột quỵ hiệu quả

Dathang-.gif

Ngoài ra, sản phẩm Nattospes cũng được nhiều người dùng tin tưởng lựa chọn vì khả năng hỗ trợ cải thiện các di chứng sau đột quỵ não rất hữu hiệu. Trường hợp bệnh nhân tiêu biểu là ông Nguyễn Văn Thanh (Chí Linh, Hải Dương). 

Ông Thanh bị đột quỵ não vào năm 2016 dẫn đến liệt nửa người bên trái, đi lại khó khăn, kèm theo di chứng nói ngọng, thường xuyên choáng váng. Nhiều lúc ông đã cảm thấy chán nản khi 4 năm trời ròng rã sống chung với đột quỵ. Nhưng may mắn thay, trong một lần nghe đài, ông Thanh đã tìm được phương pháp giúp phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện đột quỵ não nhờ vào sản phẩm Nattospes. 

Sau một thời gian sử dụng Nattospes, bệnh của ông Thanh đã có những chuyển biến tích cực. Ông cảm thấy chân tay nhẹ nhàng và đi lại dễ dàng hơn. Ngoài ra, triệu chứng choáng váng cũng không còn nữa. Bạn có thể lắng nghe những chia sẻ của ông Thanh qua video sau đây:

Như vậy tùy vào từng loại tai biến sẽ có cách chữa đột quỵ phù hợp. Nếu còn băn khoăn về vấn đề đột quỵ, bạn hãy liên hệ tới số 0917185170 để được giải đáp sớm nhất.

Lan Khuê

Nguồn tham khảo:

https://www.cdc.gov/stroke/treatments.htm#:~:text=If%20you%20get%20to%20the,of%20recovering%20from%20a%20stroke.

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stroke/diagnosis-treatment/drc-20350119

https://www.nhs.uk/conditions/stroke/treatment/

https://www.flintrehab.com/can-stroke-be-cured/

https://www.healthline.com/health/stroke#stroke-treatment