Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về vấn đề mà bạn đang thắc mắc, chúng tôi xin đưa ra lời cảnh báo: Những triệu chứng mà bạn gặp phải, bao gồm: Liệt, méo miệng, khó thở, đau đầu,… rất giống với dấu hiệu của đột quỵ. Bạn cần hết sức lưu ý! Tuy nhiên, những dấu hiệu này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn (5 phút) nên nhiều khả năng đây là đột quỵ dạng nhẹ. Bạn hãy chú ý đến sức khỏe bởi theo thống kê, có từ 10 - 15% bệnh nhân đột quỵ nhẹ bị đột quỵ nặng chỉ trong 3 tháng kể từ khi các triệu chứng đầu tiên xảy ra.
Vậy cụ thể, đột quỵ nguy hiểm ra sao? Bệnh có những dấu hiệu như thế nào? Có gì cần lưu ý khi bị đột quỵ nhẹ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé
Đột quỵ là gì?
Bệnh đột quỵ còn có tên gọi khác là tai biến mạch máu não, xảy ra khi mạch máu não bị tắc hoặc vỡ. Khi đó, sự lưu thông máu lên não bị gián đoạn, vùng não không được cung cấp máu kịp thời sẽ hoại tử, mất khả năng điều khiển các cơ quan trên cơ thể. Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có hơn 15 triệu người bị đột quỵ. Tại Việt Nam, con số này là hơn 200.000 người và khoảng 50% trong số đó tử vong.
Đột quỵ xảy ra khi mạch máu não bị tắc hoặc vỡ
Đột quỵ có 2 loại chính: Xuất huyết não (chảy máu trong não do mạch máu bị vỡ) và nhồi máu não (thiếu máu não cục bộ do cục máu đông làm tắc mạch). Ngoài ra, một số người bị đột quỵ nhẹ, đây là cơn đột quỵ xảy ra dưới 24 giờ với đầy đủ triệu chứng như đột quỵ nặng nhưng chúng đến và đi nhanh chóng, không để lại bất kỳ tổn thương vĩnh viễn nào.
Đột quỵ là bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể để lại hậu quả nặng nề như:
Tử vong
Đột quỵ được biết đến là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Càng chậm trễ cấp cứu, nguy cơ tử vong càng cao.
Tàn tật
Đột quỵ làm tổn thương não, trong khi đó, đây lại là bộ phận kiểm soát mọi chức năng của cơ thể. Vì vậy, khi cơn đột quỵ xảy ra, những chức năng này có thể bị gián đoạn, gây nên các di chứng như: Liệt, méo miệng, suy giảm nhận thức,... Chúng thường khiến bệnh nhân phải phụ thuộc vào sự chăm sóc của người thân, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Xem thêm: 3 sai lầm có thể khiến người cao huyết áp bị đột quỵ lúc nào không hay
Những dấu hiệu của đột quỵ
Với câu hỏi mà bạn đang đặt ra, cần phải biết rằng, khi bị đột quỵ, bệnh nhân có thể gặp một hoặc nhiều dấu hiệu sau:
- Liệt hoặc yếu nửa người (bao gồm mặt, tay, chân,…).
- Miệng méo, hàm lệch.
- Nói khó hoặc khó hiểu lời người khác nói.
- Nhìn mờ hoặc mù hẳn một hoặc cả hai mắt.
- Chóng mặt, mất thăng bằng.
- Đau đầu dữ dội một cách bất thường, khó thở, có thể kèm theo buồn nôn hoặc nôn.
Những dấu hiệu này thường xuất hiện bất ngờ nhưng tương đối dễ nhận biết. Nếu là đột quỵ nhồi máu não, các triệu chứng thường nặng dần theo thời gian, còn nếu là đột quỵ xuất huyết não, chúng thường nặng nhất ngay từ đầu và không tiến triển nghiêm trọng thêm.
Xem thêm: Cẩn trọng với điều trị đột quỵ bằng phương pháp giảm viêm não
Nếu bị đột quỵ phải làm sao?
Khi nhận thấy những dấu hiệu đột quỵ như đã nhắc đến ở trên, bạn cần đến cơ sở y tế ngay lập tức, bởi khi đó chúng ta không thể phân biệt được là đột quỵ nhẹ hay nặng, tốt nhất là nên gọi xe cứu thương. Tại đây, bạn sẽ được khám, chẩn đoán chính xác bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.
Với tình trạng đột quỵ nhẹ mà bạn có thể gặp phải, dù các triệu chứng đã chấm dứt nhưng bạn vẫn cần hết sức chú ý, chủ động dự phòng đột quỵ nặng. Sau khi kiểm tra, xét nghiệm kỹ lưỡng tại cơ sở điều trị và trở về nhà, bạn hãy xây dựng lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Cụ thể:
Chế độ ăn uống
Bạn cần bổ sung chế độ ăn giúp làm loãng máu với những loại trái cây giàu kali và vitamin C như: Chuối, cam, bưởi,... Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt và rau quả nhiều chất xơ như đậu, hạnh nhân, súp lơ, rau cải,… cũng được khuyên dùng cho người bị đột quỵ nhẹ vì chúng có tác dụng giảm cholesterol, tăng tuần hoàn, phòng ngừa cục máu đông, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ.
Đặc biệt, bạn nên hạn chế thực phẩm nhiều muối, giàu đạm, chất béo như các loại thịt đỏ, nội tạng động vật…
Chế độ sinh hoạt và luyện tập
Người bị đột quỵ nhẹ cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với cường độ vừa phải để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Ngoài luyện tập, bạn cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi bởi tinh thần thoải mái sẽ khiến não bộ khỏe mạnh hơn.
Trong cuộc sống hàng ngày, bạn cần ngủ đủ giấc, tránh uống rượu bia, hút thuốc lá và dùng các chất kích thích bởi những điều này có thể làm tăng cholesterol, tăng huyết áp, gây xơ vữa động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Song song với đó, bạn cũng cần làm những xét nghiệm để phát hiện các yếu tố nguy cơ và xử lý sớm, bao gồm: Bệnh tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, rung nhĩ, hẹp động mạch cảnh,…
Xem thêm: Bài tập giúp khắc phục di chứng mất thăng bằng sau đột quỵ
Dùng sản phẩm thảo dược để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ
Ngoài chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập khoa học như trên, bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa đột quỵ một cách bền vững. Tại Việt Nam, tiêu biểu trong dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.
Với thành phần chính từ nattokinase – một enzyme được chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp truyền thống của người Nhật Bản, sản phẩm Nattospes có tác dụng phòng ngừa, làm tan các cục máu đông, giúp ổn định huyết áp, từ đó hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.
Cụ thể, nattokinase có khả năng ngăn ngừa và làm tan cục máu đông - tác nhân gây đột quỵ; Làm giảm độ nhớt máu và độ dính của hồng cầu, từ đó giúp hạ huyết áp ở những người mắc bệnh cao huyết áp - đối tượng có tỷ lệ bị đột quỵ cao.
Hội tụ tất cả những ưu điểm của nattokinase, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes được bào chế dưới dạng viên uống tiện dùng, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ; Cải thiện các di chứng liệt, nói ngọng, méo miệng, đau đầu, đãng trí sau cơn đột quỵ và ngăn ngừa bệnh tái phát. Qua thực tế sử dụng, đa số người dùng Nattospes đã chia sẻ rằng, sức khỏe của họ cải thiện rõ rệt qua 3 giai đoạn, cụ thể:
Sau 2 - 4 tuần: Người dùng tỉnh táo hơn, các chức năng do vùng não bị ảnh hưởng kiểm soát bắt đầu hoạt động trở lại.Hiện tượng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, đau nhức,… giảm đáng kể. Ở những người bị cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu,… các chỉ số bước đầu có xu hướng cải thiện. Người dùng thấy tỉnh táo, việc cử động, nói chuyện dễ dàng hơn.
Sau 1 - 3 tháng: Người bị đột quỵ dần phục hồi sức khỏe. Các di chứng như: Vận động khó khăn, khó nói, suy giảm trí nhớ,… đều cải thiện rõ rệt. Người dùng ăn uống tốt, cơ thể khỏe mạnh, vui vẻ hơn.
Sau 3 - 6 tháng: Người dùng tiếp tục cải thiện sức khỏe, huyết áp ổn định, đẩy lùi nguy cơ đột quỵ tái phát.
Sau 3 giai đoạn này, nhiều người duy trì sử dụng Nattospes hàng ngày cho thấy cả thể chất và tinh thần đều cải thiện tốt, không có tác dụng phụ hay vấn đề phát sinh. Hiệu quả của sản phẩm phụ thuộc vào thể trạng cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi người.
Nattospes hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả
Trong những năm qua, nhiều người đã dùng Nattospes để cải thiện sức khỏe sau đột quỵ. Hay như ông Võ Văn Tám ở Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh (số điện thoại anh Thảo – con rể ông Tám: 0919272701) bị méo miệng, huyết áp lên xuống thất thường sau đột quỵ. Sau 2 tháng dùng Nattospes, ông Tám đã hết méo miệng, huyết áp ổn định, ông có thể đi lại, sinh hoạt như người bình thường. Mời bạn theo dõi câu chuyện của ông Tám trong video sau:
Xem thêm kinh nghiệm cải thiện đột quỵ của người dùng khác TẠI ĐÂY
Việc nhận biết các dấu hiệu của đột quỵ một cách kịp thời và có phương án xử lý sớm sẽ giúp bạn tránh được những hậu quả đáng tiếc. Hãy chú ý bảo vệ sức khỏe và đừng quên sử dụng Nattospes mỗi ngày để cơn đột quỵ nặng không có cơ hội xảy ra, bạn nhé!
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Chuyên gia tim mạch
Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh đột quỵ hoặc muốn đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số: 0917185170
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!