Sau đột quỵ, nhiều bệnh nhân gặp di chứng mất thăng bằng dẫn đến rất nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Để cải thiện tình trạng này và phục hồi chức năng sau đột quỵ, không ít người đã lựa chọn sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes. Hãy cùng tham khảo một số bài tập giúp khắc phục di chứng mất thăng bằng sau đột quỵ và cách cải thiện nhờ Nattospes trong bài viết sau.

Tại sao nhiều người mất thăng bằng sau đột quỵ?

Mất thăng bằng là tình trạng rất phổ biến sau đột quỵ. Vì vậy, người bệnh thường dễ vấp ngã, từ đó trở nên lo lắng, sợ hãi mỗi khi vận động. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do:

Chấn thương não: Não là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của cơ thể. Não gửi tín hiệu đến các cơ thông qua hệ thống dây thần kinh dày đặc. Khi vùng não kiểm soát sự thăng bằng bị tổn thương, người bệnh có thể bị rối loạn cảm nhận, họ có thể nghĩ mình đang di chuyển nhưng thực tế là chỉ đứng yên một chỗ. Quá trình di chuyển tưởng tượng như vậy có thể khiến người bệnh chao đảo, chóng mặt, mất thăng bằng.

Yếu, liệt nửa người sau đột quỵ: Hầu hết bệnh nhân đột quỵ đều bị yếu ở một số bộ phận sau cơn đột quỵ. Việc đứng dậy có thể khó khăn và khi đi bộ, bàn chân thường bị kéo lê dưới đất. Đặc biệt, rất nhiều bệnh nhân bị liệt nửa người sau đột quỵ. Một bên cơ thể mất hoàn toàn cảm giác khiến bàn chân không cảm nhận được mặt đất, cơ thể thiếu vững vàng, từ đó dễ mất thăng bằng và đổ ngã.

Liệt nửa người sau đột quỵ là lí do khiến người bệnh bị mất thăng bằng

Liệt nửa người sau đột quỵ là lí do khiến người bệnh bị mất thăng bằng

Mất tập trung: Việc di chuyển và giữ thăng bằng sau đột quỵ cũng đòi hỏi sự tập trung của người bệnh. Tuy nhiên sau đột quỵ, não bộ bị tổn thương, nhiều bệnh nhân không chỉ bị suy giảm trí nhớ mà còn mất tập trung. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho việc giữ thăng bằng và tập đi sau đột quỵ trở nên khó khăn hơn.

Xem thêm: Nỗi lo đột quỵ ở người trẻ dấy lên sau hàng loạt sự việc đáng tiếc

Những di chứng khác ảnh hưởng đến khả năng thăng bằng sau đột quỵ

Ngoài 3 nguyên nhân đã nêu ra ở trên, một số di chứng đột quỵ khác cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thăng bằng của người bệnh sau cơn đột quỵ, đó là:

Suy giảm thị lực: Đây là một trong những di chứng phổ biến của đột quỵ. Nếu vùng não điều khiển chức năng của mắt bị ảnh hưởng, người bệnh có thể gặp phải tình trạng mờ mắt, thậm chí mù hẳn. Khi không thể nhìn hoặc nhìn không rõ, tất yếu khả năng di chuyển và thăng bằng cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Suy giảm thị lực cũng là di chứng đột quỵ khiến người bệnh mất thăng bằng

Suy giảm thị lực cũng là di chứng đột quỵ khiến người bệnh mất thăng bằng

Chóng mặt: Sau đột quỵ, rất nhiều bệnh nhân bị đau đầu, chóng mặt. Đây là một di chứng hết sức khó chịu và người bệnh dễ bị quay cuồng, sụp ngã.

Mất khả năng phối hợp giữa các cơ: Khi tín hiệu truyền đi từ não không ổn định, các nhóm cơ của người đột quỵ thường không thể phối hợp với nhau để giữ cơ thể vững vàng, vì vậy người bệnh dễ bị mất thăng bằng. 

Xem thêm: Người bị đột quỵ nên ăn gì? Đừng bỏ qua rau quả vì lí do này

Các bài tập giúp lấy lại khả năng thăng bằng sau đột quỵ

Để khôi phục khả năng thăng bằng, bạn có thể thực hiện bài tập 3 mức độ như sau:

Mức độ cơ bản

- Động tác kiễng gót chân: Bạn tìm một chiếc bàn thật chắc chắn, chống 2 tay lên đó và kiễng gót, đứng trên mũi chân. Cố gắng giữ thẳng đầu gối và thân trên. Giữ nguyên tư thế trong 30 giây rồi từ từ hạ gót chân, lặp lại động tác càng nhiều lần càng tốt.

- Động tác bước chéo chân: Bạn đứng trên nền gạch hoặc sàn gỗ cạnh cửa sổ, một tay bám vào cửa và lấy đường vạch làm chuẩn, 2 chân 2 bên vạch. Sau đó, bạn bước chân phải qua vạch sang bên trái, rồi bước chân trái lên chéo qua chân phải. Đảo ngược chuyển động, rút chân trở về điểm xuất phát. Lặp đi lặp lại động tác này nhiều lần. 

Mức độ trung cấp

Khi bạn đã cảm thấy ổn định và thoải mái với 2 động tác thăng bằng cơ bản, bạn có thể chuyển sang bài tập trung cấp với 4 động tác sau:

- Động tác kiễng gót chân: Động tác này thực hiện tương tự như mức độ cơ bản, nhưng bạn không chống tay vào bàn nữa mà đứng tại chỗ để kiễng gót.

Động tác kiễng gót chân giúp cải thiện di chứng mất thăng bằng sau đột quỵ

Động tác kiễng gót chân giúp cải thiện di chứng mất thăng bằng sau đột quỵ

- Động tác bước chéo chân: Cũng tương tự như mức cơ bản nhưng bạn nâng cao độ khó bằng cách không bám vào cửa sổ nữa.

- Động tác đi bộ nối gót chân: Với động tác này, bạn lấy vạch đá hoa làm đường băng để tập đi bộ sao cho ngón chân của bàn chân này nối tiếp gót chân của bàn chân kia, cứ thế đi hết vạch rồi quay lại, lặp lại quãng đường.

- Động tác squats với bóng tập thể dục: Bạn hãy đặt một quả bóng tập thể dục giữa lưng và tường, sau đó từ từ dùng lưng lăn bóng đứng lên rồi hạ xuống thành tư thế ngồi xổm. Lặp lại động tác này nhiều lần.

Mức độ nâng cao

Bạn có thể chuyển sang mức độ nâng cao khi đã thành thục các động tác thăng bằng ở mức trung cấp. Ở mức độ này, bạn có thể tham khảo 2 động tác sau:

- Động tác đứng một chân: Bạn đứng thẳng, dồn trọng lượng lên cả 2 chân. Sau đó, bạn từ từ nhấc 1 chân lên và đứng bằng chân còn lại, giữ nguyên tư thế trong ít nhất 10 giây rồi đổi chân. Lặp lại động tác nhiều lần. 

- Động tác đi giật lùi: Bạn hãy tìm một không gian thoáng, không có chướng ngại vật và chậm rãi đi giật lùi. Tốt nhất nên nhờ người thân quan sát để đảm bảo không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra.

Xem thêm: Phòng ngừa đột quỵ nhờ 6 loại thực phẩm bổ dưỡng

Cải thiện di chứng đột quỵ nhờ sản phẩm Nattospes

Di chứng mất thăng bằng sau đột quỵ có thể khiến cuộc sống của người bệnh trở nên nặng nề hơn. Bạn nên kiên trì luyện tập mỗi ngày để sớm cải thiện di chứng này. Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm thảo dược có tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị trước, trong và sau đột quỵ; Cải thiện các di chứng hiệu quả. Đây cũng là xu hướng mà nhiều người bị đột quỵ đang áp dụng. Tại Việt Nam, sản phẩm đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.

Nattospes có thành phần chính là nattokinase. Đây là một enzyme chiết xuất từ đậu tương lên men - món ăn truyền thống của người Nhật Bản có tên gọi Natto. Món ăn này đã được người Nhật sử dụng an toàn hàng ngàn năm qua như một sản phẩm bổ dưỡng và cũng là phương thuốc dân gian giúp cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ các bệnh mạch máu, tim mạch.

Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh, sản phẩm Nattospes có tác dụng phòng ngừa, phá cục máu đông, tăng tuần hoàn, lưu thông máu; Hỗ trợ điều trị đột quỵ; Cải thiện các di chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát, nhất là ở người cao tuổi.

Nattospes hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

Nattospes hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN

Chia sẻ của những người đã vượt qua đột quỵ 

Anh Nguyễn Văn Thành ở Sầm Sơn, Thanh Hóa bị đột quỵ dẫn đến nhiều di chứng nặng nề. Tuy nhiên, may mắn tìm được phương pháp phù hợp, sức khỏe của anh Thành đã được cải thiện, các di chứng dần được khắc phục. Hãy cùng tìm hiểu kinh nghiệm của anh Thành trong video sau:

Tương tự như anh Thành, ông Võ Văn Tám ở TP. HCM (SĐT anh Thảo – con rể ông Tám: 0919272701) cũng đã cải thiện các di chứng của đột quỵ hiệu quả sau khi dùng Nattospes. Bạn có thể theo dõi câu chuyện của ông Tám trong video sau:

Xem thêm kinh nghiệm cải thiện đột quỵ của người dùng khác TẠI ĐÂY

Chuyên gia khuyên bạn phòng ngừa đột quỵ như thế nào?

Hãy cùng lắng nghe lời khuyên của chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân về phương pháp phòng ngừa đột quỵ bằng Nattospes trong video dưới đây:

Xem thêm tư vấn của các chuyên gia đầu ngành về bệnh đột quỵ TẠI ĐÂY

Hy vọng những thông tin được cung cấp trong bài sẽ phần nào giúp bạn sớm phục hồi chức năng sau đột quỵ. Hãy kiên trì luyện tập và đừng quên sử dụng Nattospes để phòng ngừa đột quỵ hiệu quả, bạn nhé!

Nếu còn thắc mắc về các di chứng của đột quỵ hoặc muốn đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006305 hoặc hotline (ZALO/VIBER): 09171851700917230950.

Huy Hoàng

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!