Để cải thiện di chứng liệt vận động ở người bệnh đột quỵ, thực hiện các bài tập vật lý trị liệu là giải pháp bắt buộc. Thực hiện càng sớm thì khả năng phục hồi càng cao. Các bài tập được thiết kế phù hợp với từng giai đoạn cũng như tình trạng bệnh, với sự hỗ trợ của người nhà cũng như kỹ thuật viên.

Các bài tập sẽ được thực hành qua hai giai đoạn: Phục hồi khi người bệnh chưa thể cử động nằm trên giường bệnh và phục hồi khi người mắc có thể đi lại được.

Bài tập cho người bệnh đột quỵ liệt nửa người giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu, người bệnh đột quỵ không thể tự cử động. Các bài tập về tư thế nằm, các bài tập cho việc sinh hoạt, bài tập ngồi, đứng... bao gồm:

Tập tư thế nằm đúng

Để đảm bảo người bệnh đột quỵ không gặp các biến chứng về viêm loét da do nằm lâu, cần thay đổi tư thế nằm thường xuyên: Nằm ngửa, nằm nghiêng bên lành, nằm bên liệt:

  • Đối với nằm ngửa, đầu người bệnh cần kê cao đến vai, hông và chân bên liệt được kê bởi chăn hoặc gối.
  • Tập nằm nghiêng bên liệt: Kê đầu bằng gối, gập vai, cánh tay liệt duỗi vuông góc với chiều dài của thân. Lấy gối dài chặn sau lưng tránh để người bệnh nằm ngửa. Chân bị liệt duỗi thẳng, chân lành gập vuông góc với trục thân và được kê trên gối.
  • Tập nằm nghiêng bên lành: Tay và chân bên liệt đều được kê trên gối dài để tạo điểm tựa. Gập vai và thả lỏng cánh tay, chân bên lành, đồng thời chặn gối phía sau để tránh quay về trạng thái nằm ngửa.

Người bệnh cần đặt đúng tư thế khi nằm để giảm tối đa biến chứng co cứng và biến dạng khớp. Bên cạnh đó, người thân hoặc nhân viên y tế nên lăn trở người bệnh thường xuyên để tránh ê mỏi.

Thực hiện nằm nghiêng đúng cách ở người bệnh đột quỵ

Thực hiện nằm nghiêng đúng cách ở người bệnh đột quỵ

Bài tập sinh hoạt 

Khi tình trạng người bệnh tiến triển hơn, có thể cho họ thực hiện các bài tập giúp mặc, thay quần áo, di chuyển từ giường sang xe lăn... để có thể tự mình làm những công việc cá nhân đơn giản:

  • Mặc quần áo theo thứ tự bên lành trước bên liệt và ngược lại khi cởi quần áo sẽ thực hiện ở bên lành trước bên liệt sau. Các động tác cài khuy áo, buộc dây yêu cầu độ chính xác và tỉ mỉ cao, do đó để đơn giản hóa nên thay bằng các miếng dán để người bệnh dễ thực hiện.
  • Để di chuyển từ giường sang xe lăn, người bệnh cần ngồi sát mép giường, đồng thời xe lăn cũng được đặt gần mép giường. Dìu người bệnh xoáy người và đặt từ từ xuống xe lăn.

Bài tập đứng cho người liệt nửa người

Để có thể tập đứng an toàn, người bệnh đột quỵ cần thực hiện qua 2 giai đoạn: Tập đứng lên từ vị trí ngồi và tập đứng thăng bằng.

Tập đứng lên từ vị trí ngồi

Để thực hiện bài tập này cần có sự giúp đỡ của người thân hoặc kỹ thuật viên trong quá trình thực hiện. Người bệnh ngồi trên giường, hai tay duỗi thẳng giơ về phía trước đan vào nhau quàng qua vai người hỗ trợ. Người hỗ trợ giúp người bệnh cúi người ra phía trước bằng cách gập khớp háng, dồn trọng lượng cơ thể lên hai chân và từ từ đứng lên. 

Ở động tác này, khi người bệnh đứng lên thường hay khuỵu gối và háng bên liệt. Do đó, người hỗ trợ cần chú ý để có thể đỡ họ bằng gối và tay của mình.

Thực hiện tự đứng dậy một mình

Khi tình trạng người bệnh và khả năng vận động đã tốt hơn sẽ đổi hình thức tập luyện, tập đứng không cần hỗ trợ. Bắt đầu bằng việc để người bệnh ngồi trên ghế, chân thẳng, dồn trọng lượng cơ thể sang hai bên chân sao cho đều lực. Hai bàn chân đặt song song hoặc để chân liệt ở phía sau chân lành. Duỗi hai tay ra phía trước và thực hiện cúi người, dồn trọng lượng cơ thể về phía trước, từ từ đứng lên. Thời gian đầu có thể người bệnh đột quỵ sẽ ngã, khuỵu ở bên liệt, do đó người thân cần quan sát kỹ để hỗ trợ ngay lập tức khi cần thiết.

Tập đứng thăng bằng

Người bệnh sau khi tự đứng, cần luyện tập tư thế đứng thẳng, cân đối hai bên, trọng lượng cơ thể phải được dồn đều lên cả hai chân. Yêu cầu người bệnh thực hiện quay đầu sang hai bên, đồng thời thực hiện các vận động đơn giản nhẹ nhàng: Xoay, cúi, nghiêng người, đưa tay lên xuống... Nếu có thể, người bệnh nên thực hiện cúi gập người sang hai bên, mỗi bên 10 lần.

Người bệnh đột quỵ tập đứng thăng bằng với sự hỗ trợ từ kỹ thuật viên

Người bệnh đột quỵ tập đứng thăng bằng với sự hỗ trợ từ kỹ thuật viên

Để nhận được tư vấn về bệnh đột quỵ hãy gọi đến số 0917185170 để được dược sĩ giải đáp chi tiết nhất

AE-0111-02.jpg

Bài tập người bệnh đột quỵ liệt nửa người giai đoạn sau

Khi người bệnh đột quỵ có thể cử động và vận động trở lại, việc thực hiện các bài tập giúp tăng trương cơ sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

Bài tập tay cho người bệnh liệt nửa người

Để tăng sức mạnh ở tay, người bệnh đột quỵ nên thực hiện các bài tập sau đây:

Bài tập 1: Người bệnh ngồi trên giường hoặc ở ghế, tư thế lưng thẳng, tay duỗi. Bàn tay và ngón tay mở rộng đặt trên mặt phẳng ngồi, chống tay sát thân người. Dồn lực xuống cổ tay và tiến hành nâng người lên, cố gắng thực hiện 10 lần.

Bài tập 2: Thực hiện giơ hai tay qua đầu rồi hạ xuống, lặp lại động tác này 20 lần. Bài tập này có thể thực hiện ở các tư thế nằm ngửa, ngồi hoặc đứng.

Bài tập 3: Bài tập uốn cổ tay được thực hiện bằng cách đặt bàn tay bên liệt cùng với lòng bàn tay hướng xuống. Dùng bàn tay co lại để trượt lên bàn tay liệt của bạn sang trái và sau đó sang phải. Hoặc thực hiện bằng cách nắm chai nước trong tay bị yếu, đồng thời tay khỏe đỡ ở bên dưới. Để cổ tay duỗi rồi từ từ cuộn lên, lặp lại 10 lần. 

Bài tập gối cho người bệnh liệt nửa người

- Người bệnh ngồi sâu vào ghế, cẳng chân duỗi thẳng.

- Người nhà dùng tay tì vào cổ chân để ức chế cử động của người bệnh.

Bài tập vai bên liệt

- Để người bệnh nằm ngửa. 

- Người thân dùng 1 tay giữ vai bên liệt của bệnh nhân, tay kia cầm cẳng tay đưa qua đầu, càng cao càng tốt, khi nào người bệnh đau thì dừng lại.

- Giữ 30 giây rồi đưa tay về vị trí ban đầu.

Bài tập kéo giãn cổ tay bên liệt

- Người bệnh nằm ngửa, cánh tay gập lên phía vai 90 độ.

- Một tay người chăm sóc duỗi cho khuỷu tay người bệnh thẳng ra, tay kia duỗi cổ tay hết cỡ, sau đó duỗi các ngón tay.

Bài tập kéo giãn cổ chân

- Người bệnh nằm ngửa, duỗi chân.

- Một tay người chăm sóc giữ cẳng chân, tay kia giữ chặt gót chân.

- Để bàn chân người bệnh tựa vào cẳng tay người chăm sóc, vừa kéo gót chân người bệnh xuống, vừa đẩy mũi bàn chân theo hướng ngược lại.

- Giữ nguyên trong khoảng 30 giây và lặp lại 15 lần.

Các bài tập phải được thực hiện hàng ngày với mức độ lặp lại tăng dần theo khả năng của người bệnh. Người bệnh đột quỵ sẽ phục hồi tốt nhất trong 3 tháng đầu, do đó bạn cần giúp họ luyện tập càng sớm càng tốt. Người nhà nên động viên người bệnh trong quá trình điều trị để kết quả đạt được là tốt nhất.

Để nhận được tư vấn về bệnh đột quỵ hãy gọi đến số 0917185170 để được dược sĩ giải đáp chi tiết nhất

AE-0111-02.jpg

Bên cạnh việc tập luyện, người bệnh đột quỵ liệt nửa người nên kết hợp sử dụng sản phẩm thiên nhiên Nattospes để đẩy nhanh quá trình phục hồi. Nattospes là sản phẩm hàng đầu chuyên biệt dành cho người đột quỵ não. Với thành phần chính nattokinase, Nattospes mang đến công dụng:

  • Ngăn cản cục máu đông hình thành từ đó chống đột quỵ tái phát, quá trình phục hồi sẽ tốt hơn.
  • Điều hòa và kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như huyết áp, mỡ máu, cholesterol, đường huyết...
  • Cải thiện và phục hồi các di chứng liệt nửa người, méo miệng, suy giảm chức năng não bộ sau đột quỵ.

Nattospes giúp hỗ trợ phục hồi sau đột quỵ não

Nattospes giúp hỗ trợ phục hồi sau đột quỵ não

Dathang-.gif

Hiệu quả của Nattospes đã được chứng minh qua các nghiên cứu khoa học tại nhiều bệnh viện lớn trên cả nước. Các nghiên cứu đều cho thấy, sản phẩm an toàn khi sử dụng lâu dài.

Như vậy bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những bài tập cho người liệt nửa người khi bị đột quỵ. Nếu còn băn khoăn về vấn đề luyện tập cho người bệnh tai biến, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ giúp bạn trả lời sớm nhất.

*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

 

Nguồn tham khảo:

https://www.flintrehab.com/stroke-exercises/

https://www.neofect.com/us/blog/the-ultimate-guide-to-stroke-exercises

https://www.flintrehab.com/hand-exercises-for-stroke-patients/