Phục hồi chức năng sau đột quỵ có một vai trò vô cùng quan trọng đối với hầu hết bệnh nhân. Việc phục hồi chức năng càng sớm thì người đột quỵ càng có nhiều cơ hội khôi phục lại những kỹ năng vận động và nhận thức đã bị mất đi.
Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số thông tin cần thiết về phục hồi chức năng cho những bệnh nhân sau đột quỵ.
Những biến chứng người đột quỵ dễ gặp phải
Sau cơn đột quỵ (tai biến mạch máu não), người bệnh thường có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nghiêm trọng, tuỳ thuộc vào thời gian phát hiện và cấp cứu. Cụ thể:
- Tê liệt (không có khả năng cử động một số bộ phận của cơ thể), suy nhược hoặc yếu một nửa người.
- Rối loạn nhận thức, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ hoặc giảm khả năng phán đoán.
- Gặp các vấn đề về ngôn ngữ, chẳng hạn như nói lắp, nói ngọng, khó nói, khó diễn đạt suy nghĩ qua lời nói, hoặc thậm chí là không thể nói.
- Khó kiểm soát hoặc thể hiện cảm xúc.
- Đau ở bàn tay và bàn chân, cơn đau có xu hướng nặng hơn khi bệnh nhân cử động hoặc thay đổi nhiệt độ môi trường.
- Khó nhai và nuốt.
- Phiền muộn.
- Rối loạn thị giác.
- Gặp các vấn đề về kiểm soát bàng quang hoặc đường ruột, chẳng hạn như tiểu tiện và đại tiện không tự chủ.
- Mệt mỏi, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
- Nằm liệt lâu ngày gây lở loét các khu vực da bị tì đè nhiều.
- Giảm các kỹ năng vận động cá nhân thường ngày như đi lại, ăn uống hoặc ngồi.
Những di chứng sau đột quỵ trên nếu không được khắc phục sớm, lâu dần sẽ khiến người bệnh phải phụ thuộc vào người khác, không thể tự chủ và dễ lâm vào tình trạng trầm cảm khi tự ti bản thân trở thành gánh nặng cho gia đình.
Di chứng sau đột quỵ có thể khiến bệnh nhân dễ mắc phải chứng trầm cảm
Khi nào nên phục hồi chức năng sau đột quỵ?
Bắt đầu phục hồi chức năng sau đột quỵ càng sớm, bệnh nhân càng có nhiều cơ hội lấy lại được các khả năng và kỹ năng đã mất. Nhìn chung, ưu tiên trước mắt mà bác sĩ đưa ra cho bệnh nhân sau đột quỵ sẽ bao gồm:
- Ổn định tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân sau đột quỵ.
- Kiểm soát các vấn đề đe dọa đến tính mạng người bệnh.
- Ngăn ngừa cơn đột quỵ tái phát.
- Hạn chế mọi biến chứng liên quan đến đột quỵ.
Việc phục hồi chức năng sau đột quỵ thường bắt đầu sớm nhất là từ 24 – 48 giờ sau khi bệnh nhân bị đột quỵ và đang được cấp cứu trong bệnh viện.
Các giai đoạn phục hồi chức năng sau đột quỵ não
Quá trình phục hồi chức năng được tiến hành ngay khi tình trạng tổn thương não được khắc phục. Đây là thời điểm quan trọng để phục hồi sau đột quỵ bởi lúc này, não bộ đang nhanh chóng khôi phục kết nối thần kinh.
Giai đoạn 1: 3 tháng đầu sau cơn đột quỵ tái phát
2 tuần đầu tiên, người bệnh đột quỵ sẽ được xuất viện và điều trị tại nhà nếu ở mức độ nhẹ. Trong trường hợp người bệnh bị nặng với biến chứng nghiêm trọng, cần đến sự hỗ trợ của máy thở hoặc ống thông thức ăn thì cần nhiều thời gian chăm sóc hơn, có thể phải chuyển đến bệnh viện tuyến trên để tiếp tục điều trị.
Theo Tạp chí Thần kinh học của Mỹ, người bệnh đột quỵ sẽ phục hồi khoảng 50% thể lực trong 2 tuần đầu tiên. Do lúc này não đang trong trạng thái mềm, dễ tác động, người bệnh cần phối hợp tích cực với chuyên gia trị liệu để thúc đẩy quá trình hồi phục.
3 tháng đầu sau khi cơn đột quỵ não khởi phát, độ dẻo của não bắt đầu chững lại. Bởi vậy, quá trình phục hồi chức năng có thể chững lại. Người bệnh đột quỵ cần kiên trì luyện tập nhiều hơn với các bài tập đa dạng hơn.
Giai đoạn 2: Giai đoạn phục hồi sau tháng thứ 3
Giai đoạn này được tính từ tháng thứ 4 kể từ khi cơn đột quỵ xuất hiện cho đến thời điểm người bệnh phục hồi hoàn toàn.
- 4 tháng: Khi điều trị ngoại trú, người bệnh nên đến các phòng khám để trị liệu vật lý với các chuyên gia, kết hợp luyện tập tại nhà. Ở giai đoạn này, người bệnh cần hết sức chú ý, kiên trì bởi đây là “nền móng” cho sự cải thiện về lâu dài.
- 6 tháng: Thống kê cho thấy, sau 6 tháng điều trị, khoảng 65 - 85% bệnh nhân đột quỵ sẽ học lại được cách đi, đứng tuy không còn vững vàng như trước.
- 1 năm: Sau 1 năm, những người bị đột quỵ nhẹ có thể đã phục hồi hoàn toàn, trường hợp bị đột quỵ nặng vẫn đang trong quá trình cải thiện di chứng nhờ luyện tập dưới sự trợ giúp của các chuyên gia trị liệu.
- 2 năm: Ở giai đoạn này, sự phục hồi đã chậm lại nhưng vẫn chưa kết thúc. Thông thường, tay và chân là những bộ phận cuối cùng cải thiện sau đột quỵ.
- 10 năm: Hầu hết những người bị đột quỵ đã có thể trở lại bình thường sau 10 năm. Tuy nhiên, có một số trường hợp người bệnh do không kiên trì phục hồi chức năng sau đột quỵ trong giai đoạn đầu, khiến di chứng kéo dài.
Nguyên tắc chăm sóc phục hồi chức năng sau đột quỵ
Phục hồi chức năng sau đột quỵ đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với hầu hết bệnh nhân bị đột quỵ não. Mục tiêu của phục hồi chức năng thường là dài hạn và giúp bệnh nhân sau đột quỵ có thể thực hiện độc lập các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như tự mặc đồ, đi bộ, đi vệ sinh hoặc tự ăn uống.
Nguyên tắc chăm sóc phục hồi chức năng sau đột quỵ thường bao gồm:
- Giúp bệnh nhân đột quỵ vận động sớm.
- Phòng ngừa các biến chứng hô hấp.
- Xử lý các tình trạng như yếu hoặc liệt nửa người.
- Cải thiện dáng đi và độ thăng bằng cho bệnh nhân.
- Xử lý tình trạng mất cảm xúc của người đột quỵ.
- Tăng cường lực cơ và duy trì tầm vận động.
- Khuyến khích bệnh nhân thực hiện tự chủ các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
- Khắc phục và ngăn ngừa những biến chứng của đột quỵ.
Phục hồi chức năng sau đột quỵ giúp bệnh nhân lấy lại các kỹ năng vận động
Các biện pháp giúp phục hồi chức năng sau đột quỵ
Dưới đây là các biện pháp phục hồi chức năng cần thiết, phù hợp với từng giai đoạn cải thiện sau đột quỵ:
Ngăn ngừa các biến chứng về hô hấp
- Lăn trở bệnh nhân thường xuyên giúp lưu thông khí huyết
- Kiên trì thực hiện các bài tập hít thở sâu
- Nếu để người bệnh nằm ngửa hoàn toàn sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến lưu thông của không khí và nuốt, dễ bị sặc khi ăn.
- Tập vận động, di chuyển
Điều chỉnh tư thế nằm, ngồi hợp lý
- Người bệnh đột quỵ nên nằm nghiêng sang một bên và phải thay đổi luân phiên, tránh loét do tì đè nhiều. Nên thay đổi tư thế hai giờ mỗi lần.
- Có thể để ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi
- Khi ngồi, người bệnh cần được đặt thẳng lưng trên giường, trên ghế. Vai liệt cần đưa ra trước, cổ tay và các ngón duỗi nhẹ. Hông, gối ở tư thế vuông góc, hai bàn chân được đặt trên bề mặt cứng. Tư thế này có thể cho bệnh nhân đột quỵ thực hiện sau 72 giờ đầu tiên giúp tăng độ bão hòa oxy.
- Trong trường hợp người bệnh bị loét, nên sử dụng một tấm nệm giường giảm lực ép chuyên dụng.
Khuyến khích người bệnh vận động sớm
- Sau cơn đột quỵ, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng do không cử động nhiều như: Yếu cơ, loét do tì đè, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi, co rút, loãng xương, các biến chứng huyết khối (huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, thuyên tắc mạch phổi)... Do đó, người bệnh đột quỵ cần được vận động càng sớm càng tốt.
- Tùy vào tình trạng của người bệnh mà có các bài tập vận động phù hợp: Tập ngồi dậy trên giường, lăn trở người trên giường, ngồi ngoài giường, tập đứng, tập đi,...
Điều trị liệt nửa người
- Người bệnh nên thường xuyên tập luyện các bài tập củng cố chức năng như vươn tay. Việc tập luyện cần có sự trợ giúp của kỹ thuật viên và người thân.
- Tập chịu trọng lượng lên tay hoặc chân bên liệt bằng cách nâng đỡ đồ vật nào đó.
- Việc luyện tập phải được diễn ra thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần cho thật nhuần nhuyễn.
Điều trị tình trạng mất cảm giác
Việc mất cảm giác khiến người bệnh đột quỵ có thể gặp chấn thương sau khi va chạm các đồ vật, do nhiệt, do thao tác mạnh. Mất cảm giác sẽ khiến người bệnh không cảm thấy đau đớn.
Thực hiện xoa bóp bên bị liệt với các loại vật khác nhau. Bên cạnh đó, nên cho người bệnh tiếp xúc với nhiều cảm giác khác nhau: Nóng, lạnh, đau,...
Phương pháp tập tạo thuận chức năng chi trên
Mục đích của phương pháp này là giúp hồi phục vận động, tăng sự độc lập cho người bệnh.
- Cho người bệnh thực hiện các bài tập với tay yếu liệt càng nhiều càng tốt. Nên tập ở tư thế đứng hoặc ngồi.
- Tiến hành trị liệu vận động cưỡng bức giúp cải thiện sự khéo léo của bàn tay, cánh tay,...
- Kích thích điện giúp tăng khả năng vận động và sự linh hoạt của các bộ phận bên liệt. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên thực hiện bởi nhân viên y tế có chuyên môn.
- Sử dụng thêm máy tập cơ học, tập luyện thực tế ảo, tập luyện với sự trợ giúp của robot,... là một trong những phương pháp giúp tăng khả năng hoạt động ở người đột quỵ.
Cải thiện dáng đi, di chuyển, thăng bằng
- Thực hiện các bài tập giúp người bệnh có thể giữ thăng bằng khi ngồi, khi đứng.
- Tập đi với thanh song song, tập đi với giá đỡ, tập đi trên sàn không cần sự trợ giúp của ai.
Theo dõi các vấn đề về thị giác
Sau đột quỵ não, người bệnh có thể bị mờ mắt, thị lực giảm hoặc mù hẳn, cần thực hiện các hoạt động dưới đây để có thể khắc phục hiệu quả:
- Thường xuyên theo dõi tầm nhìn của mắt
- Tập đọc dưới ánh sáng đủ nhìn, tập xác định và nhận diện các đối tượng vật thể xung quanh
- Thực hiện các bài tập tốt cho thị lực như bài tập nhìn theo chiều kim đồng hồ, nhìn sang hai bên (trên - dưới, trái - phải)
Phục hồi chức năng ngôn ngữ
- Tìm cách giúp người bệnh chia sẻ thông tin cho người khác để có thể hiểu và đáp ứng tốt hơn.
- Cho người bệnh học các từ, cụm từ đơn giản để có thể giao tiếp dễ dàng hơn.
- Sử dụng các thiết bị như bảng giao tiếp, máy trợ thính, ghế ngồi có hỗ trợ.
- Người nhà và bệnh nhân cần có sự giao tiếp nhiều hơn bằng các phương thức đa dạng như: Viết, nói, đọc, vẽ, hát,...
- Cần theo dõi sự thay đổi tâm lý của người bệnh để điều chỉnh phương pháp phù hợp hơn.
Điều trị cảm xúc người bệnh đột quỵ
- Nên cho người bệnh tham gia các buổi tư vấn tâm lý
- Động viên người bệnh tham gia các buổi sinh hoạt cộng đồng, giúp họ sớm hòa nhập với cộng đồng
- Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị chứng trầm cảm hoặc các tình trạng sức khoẻ tâm thần khác sau đột quỵ.
Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ cải thiện di chứng sau đột quỵ
Ngoài những biện pháp trị liệu trên, bệnh nhân cũng có thể sử dụng sản phẩm thiên nhiên giúp hỗ trợ phục hồi chức năng sau đột quỵ. Nattospes là một trong những sản phẩm tiêu biểu giúp hỗ trợ phục hồi chức năng sau đột quỵ.
Với thành phần chính là enzym nattokinase (chiết xuất từ đậu tương lên men), Nattospes giúp hỗ trợ điều trị và cải thiện hiệu quả các di chứng sau đột quỵ não. Cụ thể:
- Nattokinase giúp phòng ngừa và làm tan các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu, đồng thời giúp lưu thông và tăng tuần hoàn máu lên não.
- Nattokinase giúp ổn định mức huyết áp, tăng cường lưu thông máu lên não, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hạ cholesterol… cải thiện các tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể ở bệnh nhân sau đột quỵ.
Nattospes - Hỗ trợ phục hồi chức năng cho người đột quỵ não
Chế độ dinh dưỡng giúp phục hồi chức năng ở người đột quỵ não
Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ. Người bệnh nên ăn thức ăn dạng mềm như cháo, súp,... để hạn chế tình trạng khó nuốt, sặc, tắc cổ,... Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng: Chất đạm, chất xơ, vitamin, chất béo tốt,... như: Rau, củ, quả, dầu oliu, trái cây mọng nước, các loại hạt hạch,... Hạn chế tối đa đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thuốc lá,... vì những đồ ăn này chỉ có hại cho quá trình phục hồi cải thiện chức năng sau đột quỵ não.
Như vậy qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã nắm rõ được những thông tin cần thiết về vai trò cũng như các hình thức phục hồi chức năng sau đột quỵ. Hãy lưu ý, việc áp dụng phục hồi chức năng càng sớm thì cơ hội lấy lại những kỹ năng vận động hoặc nhận thức đã mất của người bệnh càng cao. Nếu còn băn khoăn về vấn đề phục hồi chức năng sau đột quỵ, bạn hãy liên hệ tới số 0917185170 để được giải đáp sớm nhất.
>>>XEM THÊM: Các cách chăm sóc người bị đột quỵ não nhất định phải ghi nhớ TẠI ĐÂY
Lan Khuê
Nguồn tham khảo:
https://www.cdc.gov/stroke/recovery.htm
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stroke/in-depth/stroke-rehabilitation/art-20045172
Cảm ơn bác sĩ