Bạn có thể áp dụng các cách kiểm tra đột quỵ thông qua những dấu hiệu ở mặt, thị lực, giọng nói,... Phát hiện đột quỵ não càng sớm, cơ hội sống càng cao. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về các cách nhận biết và phòng ngừa đột quỵ não, hãy cùng theo dõi ngay!
Cách kiểm tra dấu hiệu đột quỵ não nhanh chóng
Đột quỵ não là một bệnh nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị nhanh chóng, bệnh nhân có thể gặp phải các di chứng nặng hoặc thậm chí tử vong. Chính vì vậy, biết cách kiểm tra đột quỵ sớm là một bước vô cùng quan trọng. Bạn có thể nhận biết nhanh các dấu hiệu đột quỵ não thông qua một số lưu ý sau:
Dấu hiệu ở mặt
Một trong những cách kiểm tra đột quỵ nhanh nhất là quan sát các dấu hiệu trên gương mặt bệnh nhân. Các biểu hiện dễ thấy nhất bao gồm: Mặt thiếu cân xứng, miệng méo, nếp mũi má một bên bị rũ xuống và nhân trung hơi lệch sang một bên. Bạn có thể yêu cầu bệnh nhân cười hoặc nói để kiểm tra chính xác hơn.
Cách kiểm tra đột quỵ nhanh nhất là quan sát các dấu hiệu méo, lệch trên mặt
Dấu hiệu thị lực
Đột quỵ não có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thị lực của người bệnh. Khi xuất hiện cơn đột quỵ não, người bệnh thường có biểu hiện giảm thị lực, nhìn mờ dần ở một hoặc cả 2 mắt.
Tuy nhiên, cách kiểm tra đột quỵ thông qua dấu hiệu thị lực khá khó khăn đối với người ngoài cuộc, bởi chỉ có bản thân người bệnh mới cảm nhận được rõ. Do đó, để nhận biết chính xác đột quỵ não, chúng ta cần xem xét thêm một số yếu tố khác.
Dấu hiệu giọng nói
Khi cơn đột quỵ não xuất hiện, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng bất thường ở giọng nói như nói ngọng, khó nói thành từ - câu, môi lưỡi tê cứng, khó mở miệng.
Cách phát hiện dễ nhất là bạn có thể yêu cầu người bị đột quỵ não lặp đi lặp lại một cụm từ. Nếu người bệnh có hiện tượng nói ngọng, không thể phát âm hoặc dùng từ sai, khả năng cao đây chính là dấu hiệu cảnh báo sớm cơn đột quỵ não.
Dấu hiệu yếu ở tay, chân
Một cách kiểm tra đột quỵ đơn giản khác là quan sát các dấu hiệu ở tay và chân của người bệnh. Khi xảy ra đột quỵ não, bệnh nhân có thể đột ngột bị yếu hoặc tê bì ở một bên cánh tay hoặc chân. Hiện tượng này chủ yếu ảnh hưởng đến các chi ở bên đối diện vùng não bộ bị tổn thương do đột quỵ não.
Bạn có thể yêu cầu người bệnh thực hiện các động tác đơn giản như nâng cánh tay, nhấc chân hoặc dang rộng 2 cánh tay trong vòng 10 giây. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu khó cử động và thao tác các chi, hoặc một bên cánh tay bị rơi xuống nhanh chóng khi chưa đầy 10 giây, khả năng cao đây là tình trạng yếu cơ cảnh báo đột quỵ não.
Yếu hoặc khó cử động tay là dấu hiệu đột quỵ não phổ biến nhất
Dấu hiệu thần kinh
Bên cạnh các dấu hiệu đột quỵ não được đề cập ở trên, bệnh nhân cũng có thể gặp phải các vấn đề về thần kinh. Cơn đột quỵ xảy ra sẽ khiến cho vùng não bị tổn thương thúc đẩy các tình trạng như: Yếu một bên cơ mặt, bỗng dưng chóng mặt, đau đầu nghiêm trọng, khó thở hoặc tim đập nhanh.
Ngoài các biểu hiện trên, người bị đột quỵ cũng xuất hiện tình trạng mất thăng bằng, không thể đứng vững, dễ té ngã, kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa. Những triệu chứng này đặc biệt xảy ra nhiều nhất ở bệnh nhân có tiền sử bị đau nửa đầu.
>>>XEM THÊM: Top 8 nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh đột quỵ không thể bỏ qua TẠI ĐÂY
Nhận biết dấu hiệu đột quỵ qua quy tắc FAST
Thực tế, không phải lúc nào tất cả các dấu hiệu đột quỵ não cũng xuất hiện đầy đủ và rõ ràng, thậm chí nhiều triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, nhiều chuyên gia khuyến nghị mọi người nên ghi nhớ nhanh quy tắc FAST dưới đây để nhận biết đột quỵ não một cách chính xác:
- F (Face): Là sự biến đổi trên khuôn mặt của bệnh nhân, bao gồm méo miệng, lệch nhân trung và liệt một bên mặt. Dấu hiệu này dễ nhận thấy nhất khi người bị đột quỵ não cười và nói.
- A (Arm): Yếu hoặc liệt tay chân, không thể nhấc cánh tay lên cao. Bạn có thể đánh giá nhanh triệu chứng này bằng cách đề nghị bệnh nhân tự giơ tay lên cao.
- S (Speech): Khó nói, ngôn ngữ bất thường, nói không thành câu.
- T (Time): Nếu nhận thấy người bệnh có các dấu hiệu đột quỵ trên, hãy nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu và gọi hỗ trợ từ trung tâm y tế gần nhất.
Thời gian vàng cho cấp cứu đột quỵ là 3 giờ đầu, do đó nếu người bệnh được đưa đến nơi điều trị sớm sẽ có tỷ lệ sống và phục hồi cao. Đối với những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường và tim mạch, khi phát hiện những dấu hiệu đột quỵ thì người thân nên chủ động gọi cấp cứu ngay lập tức.
Cấp cứu bệnh nhân đột quỵ trong thời gian vàng giúp tăng tỷ lệ sống sót và khả năng phục hồi các di chứng
Các phương pháp chẩn đoán đột quỵ
Các bước đầu tiên được sử dụng trong chẩn đoán đột quỵ não thường bao gồm chụp MRI và chụp CT. Mục đích chính của các phương pháp chẩn đoán đột quỵ nhằm giúp xác định loại đột quỵ não mà người bệnh đang mắc phải, từ đó đưa ra lựa chọn điều trị đúng đắn.
Chụp CT não bộ
Chụp CT não bộ trong chẩn đoán đột quỵ não thường được kết hợp với thiết bị X-quang đặc biệt nhằm giúp kiểm tra và quan sát kỹ lưỡng các cơ quan bên trong cơ thể. Phương pháp này có thể giúp bác sĩ phân biệt được bệnh nhân đang mắc loại đột quỵ nào – do tắc mạch máu não hay xuất huyết não.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện chụp CTA (chụp CT có dựng hình mạch máu não) để giúp phát hiện cũng như mô tả chính xác các đặc điểm của đột quỵ. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành chụp CT có tiêm thuốc cản quang nhằm đánh giá và quan sát các mạch máu nuôi dưỡng vùng não bị tổn thương.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được thực hiện phương pháp chụp CTP (chụp CT tưới máu), giúp quan sát lưu lượng máu lên não. Sự kết hợp các xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng này có thể giúp bác sĩ đưa ra lựa chọn điều trị tốt nhất cho người bị đột quỵ não.
Chẩn đoán đột quỵ não bằng phương pháp chụp cắt lớp vi tính (CT) não bộ
Chụp MRI não bộ
Phương pháp chẩn đoán đột quỵ não bằng chụp MRI có thể giúp tạo ra các hình ảnh chi tiết về cấu trúc mạch máu trong não bộ. Phương pháp này thường sử dụng xung điện, từ trường mạnh và kết nối với máy tính, giúp bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương của vùng não bị ảnh hưởng bởi đột quỵ.
Điện tâm đồ
Điện tâm đồ, bao gồm ECG và EKG, giúp ghi lại những tín hiệu điện đi qua tim của người bệnh. Phương pháp này có thể xác định được các bệnh về tim mạch – nguyên nhân dẫn đến đột quỵ não.
Xét nghiệm máu
Chỉ định xét nghiệm máu cho bệnh nhân đột quỵ thường bao gồm sinh hoá máu, phân tích tế bào máu và đông máu. Các xét nghiệm này giúp đánh giá mức độ đột quỵ, đồng thời cung cấp cho bác sĩ những thông tin quan trọng trước khi đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.
Xét nghiệm máu cũng giúp bác sĩ đánh giá xem nên thực hiện những thủ thuật cấp cứu nào trước, hoặc đưa ra quyết định về sử dụng thuốc chống đông máu cho người đột quỵ não. Mặt khác, các chỉ số sinh hoá như glucose máu, triglyceride hoặc cholesterol cũng giúp tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành của các cục máu đông và tắc nghẽn mạch máu gây đột quỵ.
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán chính xác những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ
Chụp mạch máu não
Một phương pháp chẩn đoán đột quỵ não khác cũng thường được áp dụng là chụp mạch máu não. Đây là xét nghiệm được thực hiện kết hợp với một trong ba kỹ thuật chụp hình ảnh (CT, X-quang và MRI), giúp tạo ra những hình ảnh chi tiết về các mạch máu chính trong não.
Thông qua chụp mạch máu não, bác sĩ có thể phát hiện các tác nhân dẫn đến đột quỵ não. Những yếu tố bất thường này bao gồm hẹp động mạch hoặc huyết khối trong não.
Cách phòng ngừa đột quỵ não hiệu quả
Đột quỵ não có thể diễn ra nhanh chóng và cướp đi mạng sống của bệnh nhân nếu không xử lý kịp thời. Bên cạnh việc tìm hiểu các cách kiểm tra đột quỵ, bạn và người thân cũng nên trang bị cho mình những kiến thức về phòng ngừa căn bệnh này một cách hiệu quả.
Kiểm soát huyết áp ở mức lý tưởng
Theo các bác sĩ, huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu kích hoạt cơn đột quỵ xảy ra. Do đó, việc duy trì và kiểm soát huyết áp ở mức lý tưởng dưới 135/85 mmHg được xem là một bước vô cùng cần thiết trong chiến lược ngăn ngừa đột quỵ não.
Để mức huyết áp không bị tăng cao bất thường, bạn nên giảm lượng muối tiêu thụ trong chế độ ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, cần tránh ăn nhiều các thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao, chẳng hạn như phô mai, bánh mì kẹp thịt hoặc bơ sữa.
Giữ huyết áp ở mức lý tưởng dưới 135/85 mmHg giúp phòng ngừa đột quỵ
Kiểm soát mức cân nặng hợp lý
Nếu chỉ số khối cơ thể (BMI) của bạn vượt quá 25, khả năng cao bạn sẽ bị thừa cân và béo phì, từ đó làm thúc đẩy nguy cơ mắc đột quỵ não. Để kiểm soát mức cân nặng hợp lý và giữ cho chỉ số BMI dưới 25, các chuyên gia thường khuyến cáo mọi người không nên tiêu thụ quá 1500 – 2000 calo/ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên tăng cường các hoạt động thể chất để tiêu hao mức năng lượng và giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể.
Hạn chế uống bia rượu và hút thuốc lá
Thay vì lạm dụng các chất kích thích như rượu bia với nồng độ cồn cao, bạn có thể chuyển sang uống rượu vang đỏ với một lượng vừa phải. Trong rượu vang đỏ có chứa chất resveratrol, giúp bảo vệ sức khỏe hệ tim mạch và não bộ, từ đó ngăn ngừa tình trạng đột quỵ. Tốt nhất, bạn chỉ nên uống khoảng 1 ly nhỏ rượu vang đỏ mỗi ngày.
Không chỉ hạn chế uống bia rượu, những người có nguy cơ cao bị đột quỵ cũng cần phải từ bỏ thói quen hút thuốc lá của mình. Theo nhiều nghiên cứu, trong khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại, điển hình như nicotine, có thể gây ra các vấn đề về phổi, cao huyết áp và đột quỵ não.
Sử dụng sản phẩm thảo dược có chứa thành phần chính là nattokinase
Ngoài việc thực hiện các biện pháp giúp ngăn ngừa những yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ não, bạn cũng có thể tìm đến một số sản phẩm thảo dược được bào chế từ nattokinase (chiết xuất đậu tương lên men) để hỗ trợ phòng ngừa bệnh toàn diện hơn. Một trong những sản phẩm nổi bật và được nhiều người tin tưởng sử dụng hiện nay là Nattospes.
Ra đời vào năm 2006, Nattospes là sản phẩm thảo dược đầu tiên tại thị trường Việt Nam có chứa thành phần chính là nattokinase. Đây là một loại enzyme được chiết xuất từ món natto nổi tiếng của người Nhật Bản, có công dụng ngăn ngừa và đánh tan các cục máu đông – nguyên nhân cơ bản dẫn đến đột quỵ não.
Hơn thế nữa, với thành phần chính là chiết xuất đậu tương lên men, Nattospes có thể giúp hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu lên não. Ngoài ra, sản phẩm này cũng góp phần giải quyết hiệu quả nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và khắc phục những hệ luỵ để lại sau cơn đột quỵ não.
Sản phẩm Nattospes đã được giới thiệu rộng rãi tại nhiều hội thảo khoa học với sự tham gia của đông đảo giới chuyên gia đầu ngành. Công dụng hiệu quả của Nattospes cũng được khẳng định bởi một số nghiên cứu lâm sàng tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Quân y 103 (năm 2008), Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (năm 2008), Bệnh viện Bạch Mai (năm 2009) và Bệnh viện Tuệ Tĩnh (2018).
Hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả đột quỵ não nhờ sản phẩm thiên nhiên Nattospes
Hầu hết các nghiên cứu đều công nhận sản phẩm thảo dược với thành phần chính là nattokinase này rất an toàn, hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ rất tốt và không gây ra tác dụng phụ. Chúng ta hãy cùng xem những đánh giá của dược sĩ tại nhà thuốc và người dùng về Nattospes trong nội dung video sau nhé!
Như vậy, biết được các cách kiểm tra đột quỵ não từ sớm có thể giúp bạn và người thân tránh được những hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe sau này. Mặt khác, việc thực hiện các chiến lược phòng ngừa đột quỵ não ngay từ đầu cũng là một bước quan trọng, giúp bảo vệ bản thân trước những nguy cơ dẫn đến cơn đột quỵ. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ đến số 0917185170 để được tư vấn chi tiết.
>>>XEM THÊM: Fast đột quỵ là gì? Làm thế nào để phòng ngừa hiệu quả đột quỵ? TẠI ĐÂY
Lan Khuê
Nguồn tham khảo: