Fast đột quỵ là một quy tắc giúp bạn nhận biết sớm các dấu hiệu của người bị đột quỵ não. Ghi nhớ fast sẽ giúp tăng cơ hội sống cho người bệnh, đồng thời giảm nguy cơ mắc các di chứng nặng sau đột quỵ. Để hiểu rõ hơn về fast đột quỵ và các cách phòng bệnh, hãy tham khảo bài viết sau!
Quy tắc Fast - Dấu hiệu nhận biết đột quỵ sớm
Tình trạng đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, do đó việc nhận biết dấu hiệu đột quỵ sớm sẽ giúp bệnh nhân được cấp cứu kịp trong thời gian vàng. Để nhận biết một người có bị đột quỵ hay không, bạn hãy ghi nhớ quy tắc fast dưới đây:
- F (Face): Sự biến đổi trên gương mặt bệnh nhân là dấu hiệu đột quỵ dễ nhận biết nhất, thường bao gồm méo miệng, liệt một bên mặt, lệch nhân trung. Những thay đổi này thường xuất hiện rõ nét nhất khi bệnh nhân nói hoặc cười.
- A (Arm): Thể hiện sự yếu liệt tay chân của người bị đột quỵ. Bạn có thể đánh giá nhanh người bệnh bằng cách đề nghị họ tự nâng cao hai tay lên. Nếu bị đột quỵ não, người bệnh thường khó nâng hoặc không thể nâng tay lên được.
- S (Speech): Dấu hiệu ngôn ngữ bất thường. Giọng nói của bệnh nhân bị thay đổi, nói dính chữ hoặc nói ngọng. Bạn có thể yêu cầu người bệnh nói những câu đơn giản, nếu họ không thể thực hiện được như bình thường thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não.
- T (time): Khi một người xuất hiện những triệu chứng được đề cập ở trên, khả năng cao họ đã bị đột quỵ, lúc đó bạn cần nhanh chóng gọi cấp cứu 115 để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được điều trị. Thời gian bệnh nhân được đưa đi càng sớm thì tỷ lệ mắc các di chứng càng thấp, và ngược lại.
Áp dụng quy tắc fast giúp nhận biết nhanh các dấu hiệu của người bị đột quỵ
Như vậy, thông qua quy tắc fast đột quỵ, bạn có thể hành động nhanh chóng để giúp bệnh nhân có cơ hội sống sót và giảm nguy cơ bị tàn tật nặng nề sau đột quỵ não. Quy tắc fast trong đột quỵ thường giúp bạn nhận biết 3 dấu hiệu điển hình nhất khi cơn đột quỵ não ập đến. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chú ý đến một số dấu hiệu khác sau đây để đưa ra kết luận chính xác nhất, bao gồm:
- Yếu hoặc tê đột ngột ở một bên của cơ thể, bao gồm cả tay và chân.
- Mất trí nhớ đột ngột, lú lẫn, chóng mặt hoặc ngã đột ngột.
- Tự dưng nhìn mờ, mất thị lực ở một hoặc cả 2 bên mắt.
- Đau đầu dữ dội và đột ngột.
Các bước cấp cứu khi gặp người đột quỵ não
Sau khi đã nhận thấy người bệnh đang xuất hiện các dấu hiệu như trong quy tắc fast đột quỵ, bạn cần nhanh chóng gọi người trợ giúp hoặc liên hệ đến cấp cứu 115. Trong thời gian chờ người hỗ trợ, bạn nên theo dõi chặt chẽ để phát hiện kịp thời những thay đổi bất thường về cơ thể, nhận thức hoặc tình trạng sức khoẻ của người bệnh.
Nếu người bị đột quỵ có dấu hiệu suy giảm ý thức hoặc nôn mửa
Khi bệnh nhân có biểu hiện nôn mửa và suy giảm ý thức, bạn nên đặt họ nằm nghiêng sang một bên. Trong cấp cứu, nằm nghiêng một bên là tư thế an toàn, giúp bảo vệ đường thở cho người bệnh. Đặc biệt, đối với người có các dấu hiệu trong quy tắc fast đột quỵ và kèm theo triệu chứng hôn mê, khi để họ ở tư thế nằm ngửa sẽ dẫn đến tụt lưỡi xuống họng, làm bít tắc và cản trở đường thở.
Nếu bệnh nhân bị nôn mửa trong tư thế nằm ngửa và ý thức không còn tỉnh táo như trước, họ sẽ dễ hít phải các chất nôn vào phổi, làm cho đường thở bị tắc nghẽn, dẫn đến tình trạng suy hô hấp vô cùng nguy hiểm cho tính mạng. Vì vậy, bạn cần để bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên nhằm giúp tống các chất nôn dễ dàng hơn ra bên ngoài.
Đặt người bị đột quỵ nằm nghiêng giúp bảo vệ đường thở cho người bệnh
Nếu bệnh nhân mơ hồ hoặc bất tỉnh, nhưng vẫn thở bình thường
Khi người bị đột quỵ ở trạng thái mơ hồ hoặc bất tỉnh, nhưng kiểm tra vẫn còn thở bình thường, bạn nên đặt người bệnh nằm ở tư thế ngửa hoặc nghiêng an toàn, đồng thời theo dõi họ chặt chẽ. Trong trường hợp bệnh nhân nôn mửa, hãy nhanh chóng chuyển họ sang tư thế nằm nghiêng, tránh nguy cơ bị sặc các chất nôn vào đường hô hấp.
Nếu bệnh nhân vẫn còn tỉnh táo
Nếu bệnh nhân chỉ có các dấu hiệu điển hình của quy tắc fast đột quỵ và vẫn trong trạng thái tỉnh táo, bạn cần chú ý thực hiện những bước sau:
- Hỗ trợ người bị đột quỵ não nằm ở tư thế mà họ cảm thấy thoải mái nhất.
- Theo dõi các phản ứng và triệu chứng của bệnh nhân.
- Nhanh chóng gọi xe cấp cứu để đưa người đột quỵ não tới bệnh viện kịp giờ vàng.
Trong lúc thực hiện các bước sơ cứu tại chỗ cho người bị đột quỵ, bạn tuyệt đối tránh cho người bệnh ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì, bao gồm cả một số loại thuốc không kê đơn. Ngoài ra, bạn tuyệt đối không được sử dụng các cách sơ cứu thiếu khoa học, chẳng hạn như cạo gió hoặc dùng kim chích vào 10 đầu ngón tay, chân của bệnh nhân đột quỵ.
Tuyệt đối không dùng kim chích vào đầu ngón tay, chân của người bị đột quỵ
Phòng ngừa đột quỵ não nhờ thảo dược tự nhiên
Ngoài việc ghi nhớ quy tắc fast đột quỵ, bạn cũng cần trang bị cho mình và người thân những biện pháp giúp phòng ngừa đột quỵ não ngay từ sớm. Hiện nay, việc sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh đột quỵ đang ngày càng được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành. Một số dược liệu quý trong Đông y, chẳng hạn như bạch quả, gừng, tỏi hoặc chiết xuất từ đậu tương lên men đều có thể mang lại công dụng hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ rất hiệu quả. Cụ thể:
Bạch quả
Bạch quả thường được sử dụng chủ yếu trong các bài thuốc Nam giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ não hữu hiệu. Nhờ vào đặc tính chống oxy hóa cao, bài thuốc từ bạch quả có thể củng cố chức năng não bộ, cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch và hình thành cục máu đông – nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ não.
Gừng
Trong Đông y, gừng là một dược liệu có tính ấm, được sử dụng chủ yếu trong các bài thuốc chủ trị cảm mạo và có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol cao trong máu, ngăn chặn nguy cơ hình thành huyết khối. Việc uống trà gừng mỗi ngày có thể bảo vệ bạn và gia đình khỏi nguy cơ mắc đột quỵ não một cách hiệu quả.
Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ hiệu quả bằng bài thuốc từ gừng
Tỏi
Tỏi vốn là một gia vị quen thuộc trong căn bếp của nhiều gia đình người Việt, tuy nhiên đây còn là một vị thuốc quý trong Đông y. Trong tỏi có chứa hàm lượng chất chống oxy hoá và kháng viêm cao, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài.
Đặc biệt, việc ăn tỏi thường xuyên cũng được xem là một cách giúp phòng ngừa đột quỵ đơn giản và hiệu quả. Lợi ích phòng ngừa đột quỵ này của tỏi là nhờ vào khả năng giảm huyết áp, hạ cholesterol, chống đông máu và tăng tuần hoàn máu.
Chiết xuất từ đậu tương lên men (Nattokinase)
Đậu tương là một loại hạt rất giàu giá trị dinh dưỡng, bao gồm chất đạm, chất béo, muối khoáng, các loại vitamin, acid amin và một số enzyme. Khi được ủ lên men, đậu tương sẽ sản sinh ra một chất có tên là Nattokinase – một loại enzyme có tác dụng ngăn chặn sự hình thành huyết khối, giúp làm giảm độ nhớt máu, góp phần ổn định mức huyết áp, từ đó phòng ngừa hiệu quả tình trạng đột quỵ.
Những người có nguy cơ cao mắc đột quỵ như tăng huyết áp, tiểu đường và tim mạch có thể lựa chọn các sản phẩm có chứa chiết xuất từ đậu tương lên men (Nattokinase), điển hình như Nattospes để hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ não. Với thành phần chính là Nattokinase, sản phẩm Nattospes có công dụng tăng cường tuần hoàn máu lên não, cải thiện trí nhớ, đặc biệt giúp hỗ trợ phục hồi các di chứng ở người bệnh đột quỵ.
Hỗ trợ phòng ngừa bệnh đột quỵ não nhờ vào sản phẩm có chứa Nattokinase
Vì thành phần chủ đạo trong Nattospes hoàn toàn từ tự nhiên, do đó người dùng có thể yên tâm sử dụng lâu dài mà không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào. Tốt nhất, bạn nên dùng sản phẩm Nattospes liên tục một đợt từ 3 – 6 tháng để đạt được hiệu quả phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ tốt nhất.
Như vậy qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã nắm rõ quy tắc fast đột quỵ cũng như các bước giúp sơ cứu bệnh nhân bị đột quỵ não. Việc nhận biết và phát hiện sớm các dấu hiệu đột quỵ sẽ giúp người bệnh có cơ hội sống sót và giảm đáng kể nguy cơ mắc các di chứng nặng nề. Nếu còn băn khoăn về vấn đề dấu hiệu Fast đột quỵ, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận hoặc liên hệ tới số 0917185170 để được giải đáp sớm nhất.
Lan Khuê
Nguồn tham khảo:
https://www.stroke.org.uk/what-is-stroke/what-are-the-symptoms-of-stroke
https://www.beaumont.org/health-wellness/blogs/stroke-symptoms-from-fast-to-faster
https://www.stroke.org.nz/fast