Đột quỵ nhẹ thường khó nhận biết bởi các dấu hiệu thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nếu phát hiện muộn, cơn đột quỵ não nặng sẽ xảy ra. Trong nội dung sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể về đột quỵ nhẹ và cách phòng ngừa tình trạng này hiệu quả.

Thế nào là đột quỵ nhẹ?

Đột quỵ nhẹ hay còn được biết đến với tên gọi khác là cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA). Tình trạng này xảy ra khi dòng máu cung cấp đến não ngừng chảy trong một khoảng thời gian ngắn. Nhìn chung, cơn đột quỵ nhẹ không có khả năng giết chết các tế bào não, vì đây chỉ là một dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ não thực sự sắp diễn ra. 

Theo các chuyên gia, cơn đột quỵ nhẹ thường kéo dài không quá 24 giờ và có xu hướng xuất hiện chỉ trong vòng vài phút cho đến một hoặc hai tiếng đồng hồ. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, tình trạng đột quỵ nhẹ có thể làm giảm khoảng 20% tuổi thọ của người bệnh. Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng đột quỵ nhẹ đáng ngờ, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra và ngăn chặn cơn đột quỵ não nhanh chóng. 

dot-quy-nhe-thuong-xay-ra-khi-dong-chay-cua-mau-len-nao-bi-tac-nghen.webp

Đột quỵ nhẹ thường xảy ra khi dòng chảy của máu lên não bị tắc nghẽn 

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ nhẹ

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cơn đột quỵ nhẹ thường bắt nguồn từ các bệnh lý về tim mạch. Một trong những tác nhân điển hình nhất là sự hình thành của các mảng xơ vữa động mạch, khiến dòng máu lưu thông đến tim, não và các cơ quan khác bị tắc nghẽn. 

Ngoài ra, cục máu đông cũng được xem là nguyên nhân phổ biến dẫn đến các triệu chứng đột quỵ nhẹ. Khi những huyết khối di chuyển và ứ đọng lại trong thành động mạch sẽ làm tắc nghẽn dòng máu và khiến lưu lượng tưới máu cục bộ của cơ thể giảm đáng kể. Tuy nhiên, đối với cơn đột quỵ nhẹ, tình trạng khó lưu thông máu lên não chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và máu sẽ tuần hoàn trở lại sau đó. 

Bên cạnh những tác nhân trên, các triệu chứng đột quỵ nhẹ cũng có thể xảy ra do một số yếu tố nguy cơ khác sau đây: 

  • Tuổi tác: Những người có tuổi tác càng cao, cụ thể là từ 55 tuổi trở lên, nguy cơ mắc đột quỵ nhẹ sẽ càng tăng. 
  • Tiền sử gia đình: Nếu những thành viên trong gia đình từng mắc đột quỵ nhẹ, bạn cũng sẽ có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này. 
  • Giới tính: Theo các chuyên gia, nam giới thường tiềm ẩn nguy cơ mắc đột quỵ nhẹ cao hơn so với nữ giới. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do đột quỵ nhẹ của nữ giới lại lớn hơn so với nam giới. 
  • Chủng tộc: Những người Châu Phi, Châu Á và gốc Caribe thường có nguy cơ mắc đột quỵ nhẹ cao hơn so với người thuộc chủng tộc khác. 
  • Mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm: Khi những tế bào hình liềm bị mắc kẹt trong thành động mạch sẽ làm tắc nghẽn lượng máu lưu thông lên não. Do đó, có thể nói, tình trạng này là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ não nhẹ.  
  • Mắc một số bệnh lý khác: Nguy cơ bị đột quỵ nhẹ của bạn cũng tăng cao khi mắc phải một số bệnh như: Tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì, rối loạn nhịp tim...

beo-phi-la-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-dan-den-dot-quy-nhe.webp

Béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ nhẹ 

Nhận biết các triệu chứng đột quỵ nhẹ

Thực tế, rất khó có thể nhận biết được các triệu chứng đột quỵ nhẹ, bởi chúng thường diễn ra khá giống với cơn đột quỵ não thực sự. Tuy nhiên, biểu hiện đột quỵ nhẹ thường có mức độ nhẹ nhàng hơn và chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Bạn có thể nhận ra một cơn đột quỵ nhẹ thông qua những dấu hiệu sau: 

Các triệu chứng đột quỵ nhẹ thường gặp

Dưới đây là những triệu chứng đột quỵ nhẹ điển hình nhất, bao gồm: 

  • Mức huyết áp tăng đột biến. 
  • Hôn mê hoặc bất tỉnh. 
  • Tê, yếu hoặc liệt ở bộ phận nào đó của một bên cơ thể, thường là tay hoặc chân. 
  • Thay đổi tri giác. 
  • Đột nhiên thấy chóng mặt và mất thăng bằng. 
  • Tạm thời bị mất trí nhớ. 
  • Khó diễn đạt qua lời nói hoặc khó phát âm. 
  • Cơ thể có cảm giác ngứa ran. 
  • Tính tình thay đổi đột ngột. 
  • Mất thị lực hoặc song thị. 

Các triệu chứng đột quỵ nhẹ dễ nhầm lẫn

Ngoài những biểu hiện thường gặp trên, cũng có một số dấu hiệu cảnh báo đột quỵ nhẹ dễ bị nhầm lẫn với những tình trạng sức khoẻ khác. Cụ thể: 

  • Cơn đau nửa đầu: Người bị đột quỵ nhẹ thường bị đau đầu kèm theo các triệu chứng khác như: Buồn nôn, sợ âm thanh và ánh sáng. Cơn đau nửa đầu có xu hướng diễn ra từ từ trong vòng 30 phút. 
  • Ngất xỉu: Người bệnh đột nhiên ngất xỉu hoặc mất ý thức ngắn hạn và không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác. 
  • Cơn mất trí nhớ thoáng qua (TGA): Người bệnh có dấu hiệu đột nhiên mất trí nhớ. Tuy nhiên, sau khi tỉnh táo lại, bệnh nhân không có biểu hiện thần kinh khu trú nào khác. 

trieu-chung-dot-quy-nao-nhe-thuong-bao-gom-tinh-trang-mat-tri-nho-dot-ngot.webp

Triệu chứng đột quỵ não nhẹ thường bao gồm tình trạng mất trí nhớ đột ngột 

Đột quỵ nhẹ có nguy hiểm không?

Mặc dù không phải là một cơn đột quỵ thực sự, nhưng sự xuất hiện của các triệu chứng đột quỵ nhẹ vẫn là mối nguy hiểm tiềm tàng đối với sức khỏe của người bệnh. Nghiên cứu cho thấy, sau khi xuất hiện cơn đột quỵ nhẹ, khoảng 15% người bệnh sẽ có nguy cơ gặp phải cơn đột quỵ não trong vòng 3 tháng sau đó. Và có đến 50% số bệnh nhân bị đột quỵ não trong vòng 48 giờ kể từ khi gặp cơn đột quỵ nhẹ. 

Hơn thế nữa, người bị đột quỵ nhẹ cũng có thể mắc phải chứng nhồi máu cơ tim, đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, hầu hết các biểu hiện của đột quỵ nhẹ thường bị bỏ qua và người bệnh không có bất kỳ biện pháp điều trị hay phòng ngừa nào, do đó cơn đột quỵ thực sự có xu hướng xảy ra sớm hơn. 

Các phương pháp chẩn đoán đột quỵ nhẹ

Các triệu chứng đột quỵ nhẹ thường thoáng qua và khó nhận biết, do đó để chẩn đoán chính xác tình trạng này, người bệnh nên đi khám và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng. Những phương pháp chẩn đoán đột quỵ nhẹ phổ biến hiện nay bao gồm: 

  • Chụp CT và chụp MRI: Hai phương pháp xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ chụp hình ảnh não bộ một cách chi tiết nhất. Thông qua hình ảnh thu được, bác sĩ có thể quan sát và phát hiện vị trí mạch máu não bị tắc nghẽn. Ngoài ra, chụp CT và MRI cũng giúp loại trừ những bệnh lý liên quan, chẳng hạn như chấn thương não hoặc u não. 
  • Điện tâm đồ: Giúp chẩn đoán và kiểm tra những thay đổi bất thường của nhịp tim, chẳng hạn như rung nhĩ hoặc rối loạn nhịp tim. 
  • Xét nghiệm dịch não tuỷ: Thường bao gồm những xét nghiệm như tế bào, sinh hoá, độ pH, vi sinh đồ, các chất dẫn truyền thần kinh và định lượng men. Qua kết quả xét nghiệm có thể giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác cơn đột quỵ não nhẹ. 
  • Xét nghiệm máu: Lấy mẫu máu của người bệnh và kiểm tra các chỉ số về đường huyết hoặc cholesterol. Xét nghiệm này đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường hoặc béo phì. Qua kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ có thể chẩn đoán được nguy cơ xơ vữa động mạch hoặc đột quỵ não nhẹ của người bệnh.  

Sau khi thực hiện những xét nghiệm chẩn đoán trên, dựa vào các kết quả thu được, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng sức khoẻ hiện tại của người bệnh. Nếu chẩn đoán kết luận bạn mắc đột quỵ nhẹ, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhằm giúp ngăn ngừa nguy cơ xảy ra cơn đột quỵ nặng. 

xet-nghiem-mau-la-mot-phuong-phap-giup-chan-doan-chinh-xac-con-dot-quy-nhe (1).webp

Xét nghiệm máu là một phương pháp giúp chẩn đoán chính xác cơn đột quỵ nhẹ

Cách phòng ngừa các triệu chứng đột quỵ nhẹ

Để cơn đột quỵ não thực sự không diễn ra trong tương lai, người bệnh cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay từ sớm. Cách bảo vệ bản thân đơn giản nhất trước nguy cơ đột quỵ não là xây dựng lối sống lành mạnh, kết hợp với sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược. Dưới đây là những cách phòng ngừa các triệu chứng đột quỵ nhẹ mà bạn nên tham khảo: 

Xây dựng lối sống lành mạnh 

Một lối sống cân bằng và lành mạnh luôn tốt đối với mọi khía cạnh sức khỏe, trong đó bao gồm cả đột quỵ nhẹ. Cơn đột quỵ nhẹ sẽ không có cơ hội “làm phiền” nếu bạn áp dụng những thay đổi nhỏ trong lối sống sau: 

  • Chế độ ăn uống khoa học: Ăn nhiều rau, hoa quả, ngũ cốc hoặc các loại đậu có thể giúp tăng cường chức năng hoạt động của não bộ. Ngoài ra, tránh ăn những thực phẩm đã chế biến hoặc chứa nhiều chất béo bão hoà nhằm tránh làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. 
  • Tập thể dục mỗi ngày: Theo nhiều nghiên cứu khoa học, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày có thể giúp bạn ngăn ngừa các bệnh như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp,… Ngoài ra, nguy cơ đột quỵ nhẹ của bạn cũng giảm đáng kể nếu tuân theo một lối sống tích cực vận động. 
  • Tránh hút thuốc lá: Thói quen hút thuốc được xem là yếu tố nguy cơ tiềm tàng của bệnh đột quỵ nhẹ. Do đó, việc từ bỏ hút thuốc lá có thể giúp bạn giảm tỷ lệ mắc các triệu chứng đột quỵ nhẹ một cách hiệu quả. 
  • Giữ ấm cho cơ thể: Khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khoẻ như tăng huyết áp và tăng áp lực đến mạch máu. Vì vậy, việc giữ ấm cơ thể trong bất kỳ điều kiện nào cũng là một bước quan trọng giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ nhẹ. 
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Hầu hết các bác sĩ chuyên khoa đều khuyến cáo mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát đột quỵ não sớm. Đặc biệt, những người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch hoặc cao huyết áp thì việc khám thường xuyên là vô cùng cần thiết. 

kiem-tra-suc-khoe-dinh-ky-giup-tam-soat-dot-quy-nhe-tu-som.webp

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp tầm soát bệnh đột quỵ nhẹ từ sớm

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ nhẹ từ thảo dược tự nhiên

Bên cạnh việc xây dựng một lối sống lành mạnh, các chuyên gia cũng khuyến nghị những người có nguy cơ cao mắc đột quỵ nhẹ nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thiên nhiên. Hiện nay, đi đầu trong dòng sản phẩm này là Nattospes, với thành phần chính là nattokinase – chiết xuất từ đậu tương lên men. 

Nattokinase là một loại enzyme bắt nguồn từ món ăn Natto truyền thống của người Nhật Bản. Loại enzyme này được biết đến với công dụng làm tiêu sợi huyết và kích thích quá trình sản sinh plasmin của cơ thể. Nhờ vào tác dụng này, Nattospes có thể phá hủy cục máu đông gây đột quỵ não nhẹ một cách hiệu quả. Hơn nữa, enzyme nattokinase cũng góp phần giúp ổn định mức huyết áp và phòng ngừa tái phát các triệu chứng đột quỵ nhẹ. 

nattospes-giup-phong-ngua-dot-quy-nhe-hieu-qua.webp

Nattospes giúp phòng ngừa đột quỵ nhẹ hiệu quả

mua_ngay.png

Kể từ khi xuất hiện trên thị trường dược phẩm đến nay, sản phẩm Nattospes đã được nhiều nghiên cứu lâm sàng tại các bệnh viện lớn công nhận về mức độ an toàn và phòng ngừa đột quỵ não hiệu quả. Cụ thể, những nghiên cứu này đã được thực hiện tại các bệnh viện nổi tiếng trên cả nước như: BV Quân y 103, BV Bạch Mai, BV Trung ương Quân đội 108 và BV Tuệ Tĩnh. Dưới đây, chúng ta hãy cùng lắng nghe những đánh giá của TS Vũ Thị Khánh Vân về tác dụng phòng ngừa của Nattospes đối với những người có nguy cơ đột quỵ não: 

 

Hy vọng qua những thông tin trên có thể giúp quý bạn phần nào hiểu rõ hơn về các triệu chứng đột quỵ nhẹ. Để ngăn ngừa đột quỵ não xảy ra trong tương lai, bạn nên xây dựng một lối sống lành mạnh và đừng quên dùng sản phẩm thảo dược hỗ trợ nhé! Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ đến số 18006305 (miễn cước) hoặc 0917185170 để được tư vấn chi tiết. 

>>>XEM THÊM: Thời gian vàng đột quỵ não giúp bệnh nhân thoát khỏi "cửa tử" TẠI ĐÂY

Lan Khuê

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/stroke/news/20100415/can-you-recognize-symptoms-of-minor-stroke 

https://www.healthline.com/health/stroke/signs-symptoms-tia-mini-stroke 

https://lonestarneurology.net/seizures/what-are-the-symptoms-of-mild-strokes/