Việc trang bị những kiến thức về thời gian vàng đột quỵ não sẽ giúp người bệnh tránh được nguy cơ tử vong và giảm thiểu tối đa các di chứng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin tổng quan về thời gian vàng đột quỵ cũng như mô hình cấp cứu cụ thể cho bệnh nhân đột quỵ não. 

Vì sao đột quỵ não cần được cấp cứu sớm?

Hiện nay, đột quỵ não được xem là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu trên thế giới, trong đó bao gồm cả Việt Nam. Căn bệnh này đòi hỏi cần được chẩn đoán nhanh chóng và chính xác, đồng thời có biện pháp xử trí đúng đắn mới giúp bệnh nhân thoát khỏi “cửa tử” và giảm nguy cơ bị tàn tật cả đời. 

Chính vì vậy, các chuyên gia cho biết, người bệnh khi có các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não cần được cấp cứu càng sớm càng tốt. Nếu xử lý chậm trễ, người bệnh sẽ nhanh chóng rơi vào trạng thái hôn mê bất tỉnh, liệt nửa người và thậm chí là tử vong. 

Tuy nhiên, thực tế rất ít người hiểu biết đúng về thời gian vàng đột quỵ, bởi vậy tỷ lệ số ca tàn tật do đột quỵ não đang có xu hướng tăng cao. Mặt khác, mức độ di chứng sau đột quỵ não cũng phụ thuộc nhiều vào thời điểm bệnh nhân được phát hiện, chẩn đoán và cấp cứu. 

Do đó, nếu được cấp cứu sớm, người bị đột quỵ não sẽ có cơ hội bình phục cao, giúp tiết kiệm chi phí và gánh nặng cho gia đình, xã hội. 

dot-quy-nao-can-duoc-cap-cuu-som-nham-tranh-nguy-co-tan-phe-va-tu-vong-cho-benh-nhan.webp

Đột quỵ não cần được cấp cứu sớm nhằm tránh nguy cơ tàn phế và tử vong cho bệnh nhân 

Thời gian vàng trong đột quỵ não là gì?

Thời gian vàng trong đột quỵ não là yếu tố quan trọng cần nắm rõ nếu muốn người bệnh có cơ hội sống sót và giảm tối đa các di chứng. Theo các chuyên gia, thời gian vàng đột quỵ chính là khoảng thời gian tốt nhất để cấp cứu cho bệnh nhân. 

Nhìn chung, giờ vàng cấp cứu đột quỵ thường được xác định cụ thể như sau:

Trong vòng 4,5 giờ đầu dùng thuốc làm tan cục máu đông

Nếu bệnh nhân được đưa đến cấp cứu trong khoảng thời gian này và đáp ứng đủ các điều kiện về sức khỏe sẽ được bác sĩ tiến hành tiêm thuốc giúp làm tan cục máu đông qua đường tĩnh mạch. 

Trong trường hợp người bệnh được chẩn đoán bị đột quỵ do tắc động mạch lớn nội sọ có thể được tiêm thuốc tan máu đông rTPA. Tuy nhiên, sau khi tiêm cần nhanh chóng đưa người đột quỵ đến phòng DSA (can thiệp lấy huyết khối) nhằm giúp tăng tỷ lệ thành công khi sử dụng rTPA để làm thông động mạch lớn. 

Trong vòng 6 giờ đầu can thiệp lấy huyết khối 

Thời gian vàng đột quỵ tiếp theo mà người thân cũng như bệnh nhân cần lưu ý là 6 giờ đầu tiên kể từ khi phát hiện dấu hiệu của đột quỵ. 

Nếu người bệnh được đưa đi cấp cứu sau 4,5 giờ sẽ không được chỉ định dùng thuốc tan máu đông nữa, cho dù chỉ là tắc động mạch nhỏ. Đối với người đột quỵ do tắc động mạch lớn được đưa đến trong vòng 6 giờ đầu có thể được áp dụng các biện pháp can thiệp nội mạch để lấy huyết khối. 

Khi can thiệp lấy huyết khối được thực hiện càng sớm và nhanh chóng thì bệnh nhân càng có tỷ lệ sống sót và giảm di chứng cao. Trái lại, can thiệp sau thời gian vàng đột quỵ là 6 giờ đầu tiên thì cơ hội lúc này đối với bệnh nhân là rất thấp. 

thoi-gian-vang-dot-quy-la-khoang-thoi-gian-tot-nhat-de-cap-cuu-cho-benh-nhan.webp

Thời gian vàng đột quỵ là khoảng thời gian tốt nhất để cấp cứu cho bệnh nhân

Thời gian vàng đột quỵ xuất huyết não hoặc nghi ngờ xuất huyết não 

Khác với đột quỵ nhồi máu não, khái niệm thời gian vàng đột quỵ xuất huyết não không được quy ước cụ thể. Nhưng nhìn chung, thời gian cấp cứu của bệnh nhân cũng cần được tiến hành càng sớm càng tốt. 

Trong trường hợp cấp cứu bệnh nhân đột quỵ thể xuất huyết não, tuyệt đối không được sử dụng thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc thuốc tan cục máu đông. Các lựa chọn điều trị sẽ dựa trên nguyên nhân cũng như mức độ xuất huyết não của người đột quỵ. 

Nguyên tắc cấp cứu trong thời gian vàng đột quỵ thể xuất huyết não là nhanh chóng, kịp thời và chính xác, bao gồm các phương pháp can thiệp như cầm máu, sử dụng thuốc và phẫu thuật. 

Mô hình cấp cứu giúp bệnh nhân đột quỵ não kịp "giờ vàng"

Mỗi người trong chúng ta đều cần trang bị cho mình các kiến thức về dấu hiệu cảnh báo đột quỵ và mô hình cấp cứu nhằm giúp bệnh nhân có cơ hội được điều trị trong thời gian vàng đột quỵ (từ 3 – 6 giờ đầu tiên). 

Đối với người thân, có thể nhận biết nhanh dấu hiệu cảnh báo đột quỵ của bệnh nhân qua quy tắc FAST, cụ thể: 

  • Face (Mặt): Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là sự biến đổi trên gương mặt bệnh nhân đột quỵ, với các triệu chứng như méo mặt, méo miệng, lệch nhân trung, đặc biệt rõ rệt nhất khi người bệnh cười hoặc nói. 
  • Arm (Tay): Biểu hiện yếu liệt tay, bệnh nhân không thể tự nâng một bên tay bị ảnh hưởng lên cao. Bạn có thể đánh giá dấu hiệu này bằng cách yêu cầu người bệnh tự nâng cao 2 tay lên. 
  • Speech (Nói): Bệnh nhân đột quỵ thường khó nói và biểu hiện ngôn ngữ bất thường. 
  • Time (Thời gian): Khi nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ trên, bạn cần nhanh chóng gọi cấp cứu để đưa người bệnh đi điều trị trong khoảng thời gian vàng đột quỵ. 

ghi-nho-quy-tac-fast-giup-nguoi-benh-duoc-cap-cuu-kip-thoi-trong-thoi-gian-vang-dot-quy.webp

Ghi nhớ quy tắc FAST giúp người bệnh được cấp cứu kịp trong thời gian vàng đột quỵ

Mô hình cấp cứu đối với người đột quỵ cần đảm bảo có một đội ngũ chuyên môn cao và cơ sở y tế cung cấp đầy đủ các phòng khoa liên quan để điều trị cho người bệnh nhanh chóng cũng như thuận lợi nhất. Thời gian hội chẩn và đưa ra quyết định xử trí cũng cần được rút ngắn tối đa nhằm giúp bệnh nhân sớm được điều trị trong giờ vàng. 

Thông thường, một mô hình cấp cứu đột quỵ não sẽ được tiến hành cụ thể như sau: 

  • Sau khi xác nhận thông tin của người đột quỵ, bác sĩ của các chuyên khoa cấp cứu đột quỵ não, can thiệp mạch, chẩn đoán hình ảnh và phẫu thuật thần kinh sẽ cùng nhau hội chẩn, đánh giá tình trạng bệnh nhân ngay tại phòng cấp cứu. 
  • Sau khi đánh giá, người bệnh sẽ được ưu tiên chuyển đến khoa chẩn đoán hình ảnh đầu tiên nhằm giúp xác định mức độ nghiêm trọng của đột quỵ não. Tại đây, các bác sĩ sẽ thông qua hình ảnh chụp để hội chẩn và đưa ra hướng điều trị nhanh chóng, bao gồm: Làm tan huyết khối bằng đường tiêm tĩnh mạch hoặc dùng dụng cụ cơ học để lấy cục máu đông. 
  • Nếu bệnh nhân được cấp cứu trong thời gian vàng đột quỵ, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tiếp tục ở lại bệnh viện để theo dõi và điều trị tích cực. Trong trường hợp tình trạng phù não trở nặng, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật mở sọ nhằm giảm áp theo đúng quy trình. 

Nhìn chung, thời gian từ khi người đột quỵ được đưa đến phòng cấp cứu cho đến lúc được điều trị sẽ diễn ra trong vòng một tiếng đồng hồ. Nếu các phòng khoa phối hợp nhanh chóng với nhau sẽ giúp bệnh nhân được cấp cứu kịp thời trong thời gian vàng đột quỵ, từ đó có cơ hội sống sót cao hơn. 

su-phoi-hop-nhanh-chong-giua-cac-phong-khoa-giup-cap-cuu-benh-nhan-kip-thoi-trong-gio-vang-dot-quy.webp

Sự phối hợp nhanh chóng giữa các phòng khoa giúp cấp cứu bệnh nhân kịp thời trong giờ vàng đột quỵ 

Phòng ngừa đột quỵ bằng sản phẩm thảo dược tự nhiên 

Đột quỵ là một tình trạng nghiêm trọng, có thể gây tàn phế và đe dọa nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nếu cấp cứu chậm trễ. Do đó, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa ngay từ ban đầu đóng một vai trò vô cùng quan trọng. 

Để phòng ngừa hiệu quả đột quỵ não, bạn có thể thực hiện một lối sống lành mạnh, bao gồm tập thể dục thường xuyên, ăn uống điều độ và kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược tự nhiên như Nattospes. 

phong-ngua-va-cai-thien-dot-quy-nao-cung-nattospes.webp

Phòng ngừa và cải thiện đột quỵ não cùng Nattospes

mua_ngay.png

Sản phẩm Nattospes được bào chế từ chiết xuất đậu tương lên men (Nattokinase), giúp hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ não và cải thiện các di chứng sau đột quỵ. Ngoài ra, Nattospes cũng được nhiều nghiên cứu lâm sàng đánh giá cao những công dụng sau:

  • Phòng ngừa và làm tan các cục máu đông, tăng tuần hoàn máu lên não, hỗ trợ ngăn ngừa đột quỵ. 
  • Hỗ trợ ổn định huyết áp, giúp tránh nguy cơ đột quỵ não do cao huyết áp. 

Như vậy, việc hiểu rõ được thời gian vàng đột quỵ sẽ giúp bệnh nhân có cơ hội được cấp cứu kịp thời, từ đó tăng tỷ lệ hồi phục và giảm thiểu tối đa những di chứng. Ngoài ra, bất kỳ ai cũng nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu để tránh nguy cơ trở thành nạn nhân của đột quỵ não. Nếu còn băn khoăn về vấn đề đột quỵ, bạn hãy liên hệ tới số 0917185170 để được giải đáp sớm nhất.

>>>XEM THÊM: Hướng dẫn cách sơ cứu người bị đột quỵ nhất định cần ghi nhớ TẠI ĐÂY

Lan Khuê

Nguồn tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5440901/ 

https://integrisok.com/resources/on-your-health/2019/may/why-is-the-golden-hour-so-important-when-it-comes-to-stroke 

https://eng.benhvienvietduc.org/stroke-golden-time-in-diagnosis-and-treatment.html