Phát hiện sớm và sơ cứu có ý nghĩa rất quan trọng với bệnh nhân đột quỵ. Sơ cứu đúng cách có thể giúp giảm tỷ lệ tử vong và di chứng do đột quỵ gây ra. Do đó, hãy bình tĩnh và thực hiện đúng các bước để giữ an toàn cho người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết người bị đột quỵ
Đột quỵ xảy ra do lưu lượng máu tới não bị mất đột ngột hoặc chảy máu trong sọ khiến các tế bào não bị suy giảm, mất chức năng hoặc chết. BE FAST là quy tắc thường được sử dụng giúp người bệnh và người thân có thể dễ dàng ghi nhớ các triệu chứng sớm của đột quỵ. Các triệu chứng này bao gồm:
- B (BALANCE): Người bệnh đột ngột bị mất thăng bằng, chóng mặt, đầu đau dữ dội, mất khả năng phối hợp vận động.
- Y (EYESIGHT): Người bệnh thấy mờ mắt, mất hoàn toàn thị lực ở một hoặc cả hai bên mắt.
- F (FACE): Khuôn mặt người bệnh bị biến đổi như liệt, méo miệng, lệch nhân trung. Các dấu hiệu này thể hiện rõ nhất khi người bệnh cười hoặc mở miệng lớn.
- A (ARM): Người bệnh khó hoặc không thể cử động tay chân, tê liệt một bên của cơ thể. Để nhận biết nhanh nhất, bạn cần yêu cầu người bệnh giơ hai tay lên và giữ nguyên tư thế một lúc.
- S (SPEECH): Người bệnh khó nói, phát âm không rõ chữ, nói dính chữ, bị ngọng bất chợt. Để xác nhận tình trạng này, bạn cần yêu cầu người bệnh nhắc lại một vài câu đơn giản mà bạn vừa nói.
- T (TIME): Khi nhận thấy người bệnh đột ngột xuất hiện các triệu chứng trên, bạn cần gọi cấp cứu 115 hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu càng sớm càng tốt.
Nhận biết sớm rất quan trọng trong quá trình sơ cứu đột quỵ tại nhà
Các bước sơ cứu người đột quỵ não
Biết cách sơ cứu người bị đột quỵ giúp giảm nguy cơ tử vong và hạn chế những di chứng nặng nề. Khi nhận thấy người thân có dấu hiệu bị đột quỵ, bạn cần sơ cứu người bệnh theo các bước sau:
Bước 1: Gọi cấp cứu 115 ngay lập tức.
Bước 2: Đưa người bệnh đến nơi rộng rãi, thoáng mát. Cởi bớt, nới lỏng quần áo cho dễ thở. Nếu thời tiết lạnh có thể đắp thêm chăn hoặc áo.
Bước 3: Để người bệnh nằm cao đầu 20 - 30 độ và nghiêng về một bên nhằm hạn chế sặc đờm, dãi, thức ăn khi nôn ói. Nếu có dấu hiệu liệt nửa người thì bạn hãy nghiêng người bệnh về bên không liệt.
Bước 4: Kiểm tra miệng, họng nếu có đờm dãi, thức ăn hay dị vật thì móc ra để làm thông thoáng đường thở.
Bước 5: Trường hợp bệnh nhân còn tỉnh thì trò chuyện, trấn an họ trong khi chờ cấp cứu tới.
Nếu bệnh nhân bất tỉnh thì thực hiện hô hấp nhân tạo, hồi sức tim phổi để duy trì chức năng sống.
Nếu bệnh nhân bị co giật thì dùng một miếng vải sạch gấp gọn đưa vào miệng để hạn chế tình trạng cắn vào lưỡi.
Bước 6: Ghi lại thời điểm bệnh nhân khởi phát cơn đột quỵ và báo với nhân viên y tế tiếp nhận.
Bình tĩnh gọi cấp cứu là điều quan trọng nhất khi phát hiện người đột quỵ
8 điều tuyệt đối không làm khi gặp người đột quỵ não
Sơ cứu đúng cách có thể giúp người bệnh thoát khỏi những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu sơ cứu người bệnh đột quỵ không đúng còn khiến người bệnh gặp phải những di chứng nặng hơn, thậm chí là tử vong trước khi đến bệnh viện. Vì vậy, khi gặp người bị đột quỵ não, bạn tuyệt đối không làm những điều sau đây:
- Không bế xốc, dựng đứng người bệnh dậy. Tư thế nằm nghiêng là tư thế tối ưu nhất.
- Không để bệnh nhân ngủ khi chưa có nhân viên y tế cấp cứu tiếp nhận.
- Không dùng xe cá nhân để di chuyển bệnh nhân. Điều này có thể khiến bệnh nhân tổn thương nặng nề hơn.
- Không để bệnh nhân tự lái xe đến bệnh viện.
- Không tự ý châm cứu, bấm huyệt cho người bệnh.
- Không đánh cảm, cạo gió.
- Không dùng kim chích nặn máu ở đầu ngón tay, ngón chân.
- Không cho người bệnh ăn hoặc uống bất kỳ loại nước, thuốc nào để tránh tình trạng nôn, trào ngược.
Không được cạo gió cho người bệnh đột quỵ não
Phòng ngừa và cải thiện đột quỵ não bằng sản phẩm thiên nhiên
Sử dụng các sản phẩm thảo dược từ thiên nhiên để phòng ngừa và cải thiện tình trạng đột quỵ não hiện nay đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Các thảo dược được lựa chọn bởi an toàn, ít tác dụng phụ hơn so với thuốc tây y. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes là một trong những sản phẩm được nhiều người tin dùng. Nattospes với thành phần chính là enzym nattokinase có tác dụng như:
- Hạ huyết áp: Enzym nattokinase có tác dụng làm loãng máu, hòa tan các chất tích tụ trong máu, giúp máu lưu thông trong lòng mạch dễ dàng hơn. Từ đó, giúp giảm áp lực lên thành mạch, hạ huyết áp và giảm nguy cơ xuất hiện các biến cố do tăng huyết áp gây ra.
- Cải thiện chức năng não: Nhờ tác dụng làm loãng và làm sạch máu giúp cải thiện tuần hoàn máu não, cung cấp đủ oxy cho hoạt động của não bộ. Từ đó, cải thiện chức năng não, giảm nguy cơ mắc các bệnh suy giảm chức năng não đáng kể.
- Cải thiện tình trạng đau nửa đầu: Nattokinase có khả năng cải thiện tuần hoàn máu kém, sử dụng thường xuyên giúp cải thiện rõ rệt các cơn đau nửa đầu do thiểu năng tuần hoàn não.
- Làm tan cục máu đông, dự phòng đột quỵ: Nattokinase có khả năng phân giải fibrin là tác nhân hình thành nên các huyết khối gây nghẽn mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Hỗ trợ và phòng ngừa đột quỵ não bằng sản phẩm Nattospes
Như vậy, sản phẩm Nattospes với thành phần chính là enzym nattokinase có tác dụng phòng ngừa huyết khối, phá cục máu đông, cải thiện tuần hoàn, lưu thông máu; hỗ trợ điều trị đột quỵ; cải thiện các di chứng do đột quỵ gây ra và giảm nguy cơ tái phát sau điều trị. Nattospes đã giúp hàng ngàn người bệnh đột quỵ não cải thiện, tiêu biểu như trường hợp của ông Võ Văn Tám. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Cách sơ cứu người bị đột quỵ có ý nghĩa quan trọng đối với người bệnh trước khi được tiếp nhận điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa. Hy vọng qua bài viết trên, bạn có thể ghi nhớ được các bước xử trí để cứu sống bệnh nhân đột quỵ. Nếu còn băn khoăn về vấn đề sơ cứu đột quỵ, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận hoặc gọi đến số 0917.185170 để được tư vấn sớm nhất.
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/stroke/stroke-first-aid
https://www.pennmedicine.org/updates/blogs/neuroscience-blog/2019/april/if-someone-is-having-a-stroke-3-things-to-do-and-3-things-not-to-do
https://www.medicalnewstoday.com/articles/319007#first-steps