Tăng huyết áp là một bệnh lý mạn tính nguy hiểm, chúng ta có thể mắc tăng huyết áp trong nhiều năm mà vẫn không hề hay biết bởi nó không có bất cứ triệu chứng điển hình hay dấu hiệu báo trước rõ ràng nào. Người bệnh chỉ có thể phát hiện bệnh khi đi khám định kỳ hoặc tình cờ đo huyết áp hoặc nghiêm trọng hơn, người bệnh phát hiện ra khi có các biến chứng nặng như các cơn đau tim và đột quỵ gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Vậy tăng huyết áp là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp là tình trạng áp lực máu ở động mạch đo được tăng cao, một người được coi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥90 mmHg.

Tăng huyết áp nguy hiểm bởi các biến chứng của nó không chỉ gây ra những di chứng nặng nề như tai biến mạch máu não hay đột quỵ, thậm chí là gây tử vong… ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh đồng thời là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Triệu chứng của tăng huyết áp

Đa số các trường hợp mắc tăng huyết áp đều không có dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng, ngay cả khi huyết áp ở mức nguy hiểm cao cho đến khi tăng huyết áp gây ra tình trạng nghiêm trọng cho các cơ quan trong cơ thể, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Một số trường hợp mắc tăng huyết áp có thể có hiện tượng đau đầu âm ỉ, chóng mặt, chảy máu cam nhiều.

Do vậy, hãy kiểm tra huyết áp ít nhất 2 lần mỗi năm bắt đầu từ 20 tuổi và nếu bạn được chẩn đoán mắc tăng huyết áp hoặc các bệnh có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch thì cần đo thường xuyên hơn.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp

Có 2 loại tăng huyết áp là tăng huyết áp tiên phát (vô căn) và tăng huyết áp thứ phát

-      Tăng huyết áp tiên phát (vô căn): 95% các trường hợp tăng huyết áp ở người lớn là không có căn nguyên và có xu hướng phát triển dần dần qua nhiều năm.

-      Tăng huyết áp thứ phát: Là tình trạng huyết áp cao có căn nguyên, được gây ra bởi bệnh lý hay nguyên nhân nào đó. Tăng huyết áp thứ phát thường có xu hướng bất ngờ và gây ra huyết áp cao hơn so với tăng huyết áp thông thường. Một số nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát thường gặp là do bệnh lý về thận, u tuyến thượng thận, do tác dụng phụ của thuốc tránh thai, giảm đau, cảm lạnh,…

Những yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp

-      Tuổi: tuổi trung niên trên 50 tuổi là độ tuổi thường mắc cao huyết áp nhất, thường găp ở nam giới hơn phụ nữ. Phụ nữ thì thường gặp mắc tăng huyết áp sau khi mãn kinh. Tuy nhiên, những năm gần đây tăng huyết áp đang được cho là có dấu hiệu trẻ hóa có thể gặp ở những người trên 35 tuổi.

-      Chủng tộc: Tăng huyết áp đặc biệt phổ biến ở người da đen, xuất hiện ở độ tuổi sớm hơn người da trắng và tất nhiên các biến chứng như đau tim, đột quỵ cũng gặp nhiều hơn ở người da đen.

-      Tiền sử gia đình: Tăng huyết áp có xu hướng truyền thống trong gia đình.

-      Thừa cân, béo phì: Cân nặng và thể tích cơ thể tăng dẫn đến cần phải cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đến các mô nhiều hơn. Khi thể tích máu lưu thông trong mạch máu tăng, áp lực lên thành động mạch tăng sẽ làm huyết áp tăng. Hay những người ít vận động thì làm tăng nguy cơ thừa cân và dẫn đến mắc các bệnh lý về tim mạch.

-      Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tổn thương niêm mạc thành động mạch, làm hẹp động mạch gây tăng huyết áp.

-      Ăn quá nhiều muối: Chế độ ăn có quá nhiều muối có thể làm cơ thể giữ lại nước và làm tăng huyết áp.

-      Thiếu Kali: Kali giúp cân bằng lượng natri trong tế bào, nếu chế độ ăn có quá ít Kali sẽ làm tích tụ quá nhiều Natri trong máu.

-      Uống nhiều rượu: Uống nhiều rượu trong thời gian dài có thể gây hại cho tim, bởi nó làm cho cơ thể giải phóng các hormone làm tăng lưu lượng máu và nhịp tim.

-      Ngoài ra còn có một số yếu tố nguy cơ khác như: thiếu vitamin D, căng thẳng kéo dài, cholesterol máu cao, tiểu đường, bệnh thận và ngưng thở khi ngủ, phụ nữ mang thai.

Biến chứng của tăng huyết áp là gì?

Áp lực máu trong động mạch cao được gọi là tăng huyết áp, điều này sẽ làm hỏng các mạch máu và các cơ quan trong cơ thể. Cao huyết áp nếu không được kiểm soát tốt thì sẽ càng gây hại nhiều cho cơ thể như:

-      Đau tim hoặc đột quỵ: Cao huyết áp thường xuyên gây xơ cứng và dày thành các động mạch hay còn gọi là xơ vữa động mạch, cản trở máu di chuyển nuôi dưỡng tế bào máu não hoặc tim gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ.

-      Phình mạch: Cao huyết áp có thể làm cho các mạch máu suy yếu, lồi ra tạo thành phình mạch, nếu vỡ, phình mạch có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

-      Suy tim: Khi áp lực máu tăng cao trong mạch thì cơ tim phải dày lên để bơm máu chống lại tình trạng này. Lâu dần, các cơ dày lên không bơm đủ máu đáp ứng nhu cầu của cơ thể và dẫn đến suy tim.

-      Suy thận: Áp lực máu tăng cao trong mạch máu làm tổn thương hoặc làm hẹp các mạch máu thận các mạch máu nhỏ trong thận, dẫn tới suy thận.

-      Mất thị lực: Do các mạch máu trong mắt dày lên, bị hẹp hay bị rách, dẫn đến mất thị lực.

-      Suy giảm trí nhớ: Người mắc huyết áp cao lâu ngày có thể ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, ghi nhớ và học hỏi.

-      Rối loạn chuyển hóa: Mắc cao huyết áp kèm theo các rối loạn về chuyển hóa sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ cao hơn.

Tăng huyết áp có mấy giai đoạn?

-      Huyết áp bình thường được quy định là dưới 120/80 mmHg, khi huyết áp tăng cao hơn 120/80 mmHg là có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao.

-      Tiền tăng huyết áp là tình trạng áp lực tâm thu dao động từ 120 -139 mmHg hoặc áp lực tâm trương trong khoảng 80 – 89 mmHg.

-      Tăng huyết áp giai đoạn 1: Áp lực tâm thu là 140 – 159 mmHg hoặc áp lực tâm trương trong khoảng 90 – 99 mmHg.

-      Tăng huyết áp giai đoạn 2: Áp lực tâm thu là 160 mmHg hoặc cao hơn hoặc áp lực tâm trương từ 100 mmHg hoặc cao hơn.

Như vậy cả 2 con số khi đo huyết áp đều rất quan trọng, thông thường sau 50 tuổi thì huyết áp tâm thu thường cao hơn, huyết áp tâm trương bình thường - đây là loại tăng huyết áp phổ biến ở người trên 50 tuổi. Việc đo huyết áp cần được thực hiện 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 2 phút.

Phương pháp điều trị tăng huyết áp là gì?

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể mà có mục tiêu điều trị là khác nhau:

-      Với những người lớn khỏe mạnh, thì cần điều trị đưa huyết áp về mức dưới 140/90 mmHg.

-      Với những người có bệnh thận mạn tính, tiểu đường hoặc bệnh động mạch vành hoặc những người có nguy cơ cao mắc bệnh động mạch vành thì cần đưa huyết áp về mức dưới 130/80 mmHg.

-      Với những người có rối loạn chức năng tâm thất trái hay suy tim, bệnh thận mạn tính thì cần đưa huyết áp về mức 120/80 mmHg.

Điều trị bằng thuốc Tây

Phương pháp điều trị tăng huyết áp theo tây y hiện nay chủ yếu là sử dụng thuốc lợi tiểu chẹn beta giao cảm, ức chế men chuyển,… để đưa huyết áp về trị số bình thường tức là dưới 140/90 mmHg, còn nếu có các bệnh mắc kèm khác thì phải đưa huyết áp về dưới 130/80 mmHg. Một số thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh tăng huyết áp: 

- Thuốc lợi tiểu

- Thuốc giảm hoạt động hệ giao cảm và hủy receptor adrenergic 

- Thuốc giãn mạch trực tiếp 

- Thuốc chẹn kênh Ca 

- Thuốc tác dụng trên hệ Renin - Angiotensin - Aldosteron (hệ RAA)

Điều trị bằng thảo dược

Trong tự nhiên có một số loại thảo dược hỗ trợ điều trị tăng huyết áp rất hiệu quả. Bạn có thể tham khảo sử dụng các cây thuốc sau:

Trà xanh: Theo các chuyên gia, uống 3 cốc trà xanh mỗi ngày có thể giúp ổn đinh huyết áp. Ngoài ra, trà xanh cũng có tác dụng giảm nồng độ cholesterol và phòng ngừa ung thư. 

Cần tây: Trong cần tây có chứa chất phtalides, đây là thành phần có tác dụng giúp thư giãn cơ bên trong cũng như xung quanh động mạch, từ đó làm giảm huyết áp. Ngoài ra, cần tây còn chứa một chất hóa học tự nhiên là apigenin giúp phòng ngừa bệnh tăng huyết áp. Để ổn định huyết áp, bạn có thể uống nước ép cần tây mỗi ngày.

Đậu tương lên men: Trong đậu tương lên men có enzyme nattokinase, đây là enzyme có khả năng ngăn tế bào máu kết dính, giảm độ nhầy của máu, từ đó giúp hạ huyết áp, chống hình thành máu đông, phòng ngừa tai biến mạch máu não. Bên cạnh đó, enzyme này còn có khả năng làm sạch máu, cải thiện tuần hoàn máu,  tạo môi trường thuận lợi tiêu hóa thức ăn, tiêu diệt các vi khuẩn có hại, khôi phục hệ thống vi khuẩn có lợi trong ruột.

Sử dụng thảo dược để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, phòng ngừa tai biến mạch máu não

Nattokinase là enzyme tiêu fibrin được chiết xuất từ đậu tương lên men - món ăn truyền thống của người Nhật Bản, được người dân sử dụng hàng ngàn năm nay trong các bữa ăn hàng ngày để giúp phòng ngừa và nâng cao sức khỏe tim mạch. Nattokinase được cho là một bước đột phá của nền y học trong việc giúp cải thiện di chứng sau tai biến, ngăn ngừa việc hình thành cục máu đông - nguyên nhân phổ biến gây tai biến mạch máu não hay đột quỵ, ổn định huyết áp. Nattokinase đã được nghiên cứu và kết luận có tác dụng làm tan huyết khối, giúp tăng cường hoạt động tiêu sợi huyết và tạo điều kiện làm tan huyết khối tự phát.

Nhưng khó khăn đặt ra là Nattokinase là một loại enzyme không bền trong không khí, dễ bị oxy hóa, dễ bị nấm mốc và bị phá hủy bởi vi khuẩn. Xuất phát từ thực tế này, các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu và ứng dụng với công nghệ bào chế hiện đại micro capsules để bào chế ra viên nang Nattospes vừa tiện dùng vừa giúp giữ được hoạt tính sinh học của Nattokinase. Nattospes là sản phẩm đầu tiên và lâu đời nhất trong dòng sản phẩm giúp làm tan huyết khối, hỗ trợ phòng ngừa, phá được cục máu đông, tăng tuần hoàn và lưu thông máu, giảm độ nhớt của máu và ổn định huyết áp, ngăn chặn tai biến mạch máu não (đột quỵ) và cải thiện di chứng sau tai biến hiệu quả, an toàn và không có tác dụng phụ.

 nattospes

Nattospes giúp nhiều người bệnh hồi phục sau đột quỵ

Nattospes cũng đã được tiến hành nghiên cứu và chứng minh là có tác dụng giảm đông máu, cải thiện sức cơ và cải thiện di chứng tốt, dự phòng tai biến: Cải thiện, phục hồi khả năng nhận thức, vận động, tái hòa nhập xã hội của người bị tai biến mạch máu não mà không gây tác dụng phụ.

Dưới đây là đánh giá của PGS.TS Nguyễn Minh Hiện về tác dụng của Nattospes đối với đột quỵ não

 

Đừng bỏ lỡ những phân tích của GS.TS Nguyễn Văn Thông về tác dụng của Nattokinase trong Nattospes

Trên thực tế với hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Nattospes đã đem lại niềm vui, niềm hy vọng cho nhiều người bị mắc các bệnh tăng huyết áp, đột quỵ. Tiêu biểu là trường hợp của ông Hoàng Minh Đạo trú tại Cụm 6, thôn Kỳ Úc, thị trấn Phúc Thọ, Hà Nội - người đã trải qua 3 lần bị tai biến. Mời bạn cùng theo dõi chi tiết câu chuyện của ông Đạo trong video sau:

NATTOSPES được trao tặng nhiều giải thưởng cao quý

Tác dụng của Nattospes không chỉ được khẳng định qua nhiều trường hợp sử dụng tốt, qua ý kiến đánh giá của các chuyên gia mà sản phẩm này còn được người tiêu dùng bình chọn với nhiều giải thưởng cao quý liên tục nhiều năm liền: “Top 100 sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em”. Và mới đây nhất, sản phẩm này đã lọt vào danh sách "Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng năm 2016”.

Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, bạn đã biết phải làm gì để phòng ngừa tai biến mạch máu não và ngăn chặn tái phát, điều hòa huyết áp, phá hủy các cục máu đông, cải thiện di chứng của đột quỵ não hiệu quả, lâu dài! Đừng để tai biến mạch máu não, huyết áp cao,… ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn! Sức khỏe là món quà vô giá mà tạo hóa đã ban tặng cho chúng ta, hãy để Nattospes gìn giữ món quà này cho các bạn nhé!

Nếu có nhu cầu tư vấn về bệnh tăng huyết áp hoặc tai biến mạch máu não, bạn hãy gọi tới số 0917185170để được giải đáp MIỄN PHÍ.

*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh