Khoảng thời gian phục hồi sau tai biến mạch máu não có thể là giai đoạn khó khăn nhưng quan trọng với nhiều người bệnh. Vậy bệnh nhân tai biến mạch máu não nên làm gì để có thể cải thiện bệnh một cách hiệu quả? Để được giải đáp thắc mắc này, mời bạn cùng theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây.

Tai biến mạch máu não xảy ra khi nào? 

Tai biến mạch máu não (hay đột quỵ não) xảy ra khi dòng máu lên não đột ngột gián đoạn do mạch máu não bị tắc hoặc vỡ. Khi không được cung cấp máu kịp thời, não bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng sẽ tổn thương, dần hoại tử dẫn đến tình trạng suy giảm hoặc mất khả năng điều khiển các chức năng của cơ thể. Đây là bệnh lý nguy hiểm bởi tai biến mạch máu não có thể gây tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề, khiến người bệnh cảm thấy mình trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

>>> Xem thêm: Biến chứng tai biến mạch máu não: Cải thiện không khó nhưng phải đúng cách

 

Những chức năng thường bị ảnh hưởng trong cơn tai biến

 

Hệ thần kinh được tạo thành từ não, tủy sống và một mạng lưới phức tạp các dây thần kinh, hoạt động bằng cách gửi tín hiệu qua lại từ não đến các cơ quan khác. Tai biến mạch máu não (hay đột quỵ não) là tình trạng xảy ra khi dòng máu lên não đột ngột ngưng trệ, khiến các tế bào dần hoại tử, mất khả năng điều khiển các cơ quan khác. Khi não bị tổn thương, người bệnh có thể bị mất nhiều chức năng. Dưới đây là những chức năng thường bị ảnh hưởng trong cơn tai biến:

 

Chức năng vận động

 

Cơn tai biến thường ảnh hưởng đến một bên não. Não trái bị tổn thương sẽ làm mất các chức năng thuộc nửa bên phải cơ thể và ngược lại, não phải bị tổn thương thì các chức năng thuộc nửa bên trái sẽ bị mất đi, gây nên tình trạng yếu, liệt nửa người. 

Chức năng nhận thức

 

Khi não bộ gặp chấn thương, chức năng nhận thức của người bệnh thường bị ảnh hưởng lớn. Cụ thể: Tổn thương phần trước của não có thể gây ra những thay đổi về tính cách và suy nghĩ. Tổn thương não phải gây mất tập trung, khó nhận biết người hay đồ vật. Trong khi đó, tổn thương não trái lại làm suy giảm trí nhớ và khả năng lập luận logic của người bệnh.

 

Chức năng ngôn ngữ

 

Sự suy giảm chức năng nhận thức như đã nêu ra ở phía trên có thể khiến người không biết phải biểu đạt suy nghĩ của mình như thế nào. Cùng với đó, nếu vùng não điều khiển các cơ ở cổ họng, lưỡi, miệng,… bị tổn thương, người bệnh dễ gặp tình trạng méo miệng, nói khó, nói ú ớ, nói ra những câu vô nghĩa khiến người khác không hiểu gì,… Di chứng này còn được gọi là mất ngôn ngữ.

 

Trong 3 tình trạng trên thì suy giảm chức năng vận động với biểu hiện liệt nửa người là di chứng tai biến mạch máu não phổ biến nhất. Theo thống kê, có tới 80% bệnh nhân bị liệt nửa người sau tai biến mạch máu não, đi kèm với đó là một số triệu chứng nghiêm trọng khác như: Co cứng cơ bắp, teo cơ, co giật, đau mỏi toàn thân,... 

>>> Xem thêm: Thuốc lá – nguyên nhân gây tai biến mạch máu não nguy hại nhưng nhiều người vẫn hút mỗi ngày

8 việc giúp bạn nhanh phục hồi sau tai biến

Sau khi xuất viện, nhiều bệnh nhân tai biến mạch máu não cũng như người chăm sóc không biết phải làm gì để nhanh cải thiện bệnh. Lúc này, việc lập kế hoạch phục hồi sau tai biến mạch máu não là nhiệm vụ quan trọng. Dưới đây là những việc bạn nên làm:

Tham khảo ý kiến của đội ngũ chuyên gia về nơi phục hồi sau tai biến

Trong một số trường hợp, sau khi xuất viện, bệnh nhân tai biến mạch máu não cần chuyển sang một cơ sở phục hồi trước khi trở về nhà. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về cơ sở bạn nên lựa chọn, thời gian dự định điều trị cũng như thời điểm bạn có thể hoàn toàn trở về nhà. 

“Giải quyết” các yếu tố nguy cơ và biết về dấu hiệu tai biến mạch máu não

Một người bị tai biến sẽ có nguy cơ tái phát cao. Bạn cần ghi nhớ các dấu hiệu cảnh báo tai biến mạch máu não như: Lệch mặt, yếu tay chân, nói chậm, đột ngột chóng mặt hoặc đau đầu,… để có thể xử trí kịp thời, đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng của chính bản thân mình. Đồng thời, bạn cũng cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ tai biến mạch máu não như: Huyết áp cao, xơ vữa động mạch, tiểu đường,… để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Chuẩn bị tâm lý sống chung với các di chứng

Sau tai biến mạch máu não, người bệnh có thể phải gánh chịu nhiều di chứng nặng nề, trong đó nghiêm trọng nhất là di chứng liệt nửa người. Đây là tình trạng một bên cơ thể người bệnh (bao gồm tất cả các bộ phận thuộc bên đó) bị suy yếu hoặc mất khả năng cử động. Khi đó, người bệnh phải phụ thuộc rất lớn vào sự chăm sóc của người thân và cần luyện tập chăm chỉ để khôi phục khả năng vận động. 

Không chỉ ảnh hưởng về mặt vật lý, cơn tai biến còn có thể gây ra những di chứng về tâm lý và ngôn ngữ, khiến người bệnh không thể nói cũng như không hiểu lời nói như bình thường. Người bệnh cần trải qua quá trình trị liệu ngôn ngữ lâu dài. 

Bạn đọc có thể lắng nghe chuyên gia Nguyễn Minh Hiện tư vấn về cách phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não trong video sau:

Tránh té ngã

Trong quá trình điều trị để phục hồi chức năng vận động, bệnh nhân tai biến cần lưu ý tránh té ngã vì ngã có thể khiến não bộ bị tổn thương nặng nề hơn. Để phòng ngừa vấp ngã khi ở nhà, bạn nên lắp thanh vịn và tay vịn, trải thảm chống trượt trong phòng tắm,…

Rà soát lại chính sách bảo hiểm

Chi phí cho việc phục hồi sau tai biến mạch máu não có thể nhanh chóng chồng chất, trở thành gánh nặng cho cả gia đình người bệnh. Vì vậy, đừng bỏ qua chế độ bảo hiểm mà bạn có thể được hưởng. 

Nhận diện sự thay đổi cảm xúc sau tai biến

Cả người chăm sóc và bệnh nhân đều cần hiểu về sự thay đổi cảm xúc sau tai biến mạch máu não. Sự nóng nảy, hay giận dỗi, ganh tị, dễ thay đổi,… có thể là một di chứng của tai biến mạch máu não, xảy ra do trung tâm cảm xúc của não bị tổn thương. Người bệnh cần hết sức bình tĩnh, tiết chế và những người thân xung quanh nên thấu cảm, thông cảm với họ. 

Thực hiện nhiều liệu pháp phục hồi khác nhau

Vì cơn tai biến ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể nên người bệnh cũng cần áp dụng nhiều liệu pháp phục hồi. Hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. 

Lưu số điện thoại, email của các chuyên gia y tế

Trong quá trình phục hồi sau tai biến mạch máu não, người bệnh có thể gặp những biến cố mà không biết phải xử lý như thế nào. Khi đó, lời khuyên kịp thời của các chuyên gia có thể được coi là “cứu tinh”. Vì vậy, hãy luôn nhớ lưu số điện thoại, email của đội ngũ y bác sĩ và nhân viên chăm sóc để có thể liên lạc khi cần thiết.

>>>Xem thêm: Giảm nguy cơ tai biến mạch máu não nhờ phẫu thuật giảm cân – Tin được không?

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược

Sau tai biến mạch máu não, quá trình phục hồi sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bạn hãy kiên trì, đừng nản chí. Ngoài việc điều trị, luyện tập theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, bạn cũng nên sử dụng sản phẩm thảo dược giúp tăng cường sức khỏe tuần hoàn, ngăn ngừa tai biến mạch máu não tái phát. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.

Nattospes có thành phần chính là enzyme nattokinase, được chiết xuất từ natto – một món ăn truyền thống giàu dinh dưỡng, đã được người Nhật sử dụng trong nhiều thế kỷ qua. Nattospes có tác dụng phòng ngừa, phá cục máu đông, tăng tuần hoàn, lưu thông máu; hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não; cải thiện các di chứng liệt, nói ngọng, méo miệng, đau đầu, đãng trí sau cơn tai biến và ngăn ngừa bệnh tái phát.

 

Qua thực tế sử dụng, đa số người bị tai biến mạch máu não đã chia sẻ rằng, sức khỏe của họ cải thiện rõ rệt qua từng giai đoạn, cụ thể:

Sau 2 – 4 tuần: Người dùng tỉnh táo hơn, các chức năng của những cơ quan bị ảnh hưởng bắt đầu hoạt động trở lại. Hiện tượng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn,… giảm đáng kể. Ở những người bị bệnh huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu,… các chỉ số bước đầu có xu hướng cải thiện. Người dùng thấy tỉnh táo, việc cử động, nói chuyện dễ dàng hơn.

Sau 1 - 3 tháng: Người bị tai biến mạch máu não cải thiện sức khỏe tích cực. Các di chứng như: Vận động khó khăn, khó nói, suy giảm trí nhớ,… dần được khắc phục. Người dùng ăn ngủ tốt, cơ thể khỏe mạnh, vui vẻ hơn.

Sau 3 - 6 tháng: Người dùng tiếp tục cải thiện sức khỏe, huyết áp ổn định, đẩy lùi nguy cơ tai biến mạch máu não tái phát.

Sau giai đoạn này, nhiều người duy trì sử dụng Nattospes hàng ngày cho thấy cả thể chất và tinh thần đều cải thiện tốt, không có tác dụng phụ hay vấn đề phát sinh. Hiệu quả của sản phẩm phụ thuộc vào thể trạng cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi người.

THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN

Người dùng Nattospes chia sẻ kinh nghiệm 

Trong những năm qua, nhiều người đã sử dụng Nattospes để cải thiện sức khỏe. Điển hình như trường hợp của ông Võ Văn Tám ở TP.HCM (số điện thoại anh Thảo – con rể ông Tám: 0919272701). Mời bạn cùng xem câu chuyện của ông Tám tại video dưới đây:

>>>>Xem thêm chia sẻ của người dùng Nattospes cải thiện bệnh tai biến mạch máu não và phục hồi chức năng hiệu quả TẠI ĐÂY

Giới chuyên gia đánh giá thế nào về tác dụng của Nattospes?

Không chỉ được đông đảo những người bị tai biến tin tưởng sử dụng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes còn được các chuyên gia đánh giá cao. Mời bạn cùng lắng nghe những phân tích của chuyên gia Trần Quang Đạt trong video sau:

>>>Xem thêm tư vấn của chuyên gia về công dụng của sản phẩm Nattospes TẠI ĐÂY

 

Những giải thưởng uy tín được trao cho sản phẩm Nattospes

Hiệu quả của Nattospes không chỉ được khẳng định qua nhiều trường hợp sử dụng tốt và ý kiến đánh giá của các chuyên gia mà nhiều năm liền, Nattospes đều được vinh danh là: “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng”, “Top 100 sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em”. Gần đây nhất, Nattospes đã được chứng nhận đánh giá độc lập tiêu chuẩn quốc tế và lọt top 10 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2019

Qua bài viết này, chúng tôi đã mang đến cho bạn một số thông tin về những điều nên làm sau tai biến mạch máu não. Cùng với việc trang bị kiến thức về bệnh, đừng quên sử dụng Nattospes mỗi ngày để bổ sung nattokinase giúp cơ thể khỏe mạnh, xua tan nỗi lo tai biến mạch máu não, bạn nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về tai biến mạch máu não và đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số: 0917185170