Các cách chăm sóc người đột quỵ cần bao gồm nhiều bước như áp dụng vật lý trị liệu, theo dõi lịch uống thuốc hoặc giữ vệ sinh cho bệnh nhân,... Lập kế hoạch chăm sóc phù hợp sớm sẽ giúp người bị đột quỵ cải thiện tốt được những di chứng. 

Sức khỏe của bệnh nhân bị ảnh hưởng như thế nào sau cơn đột quỵ não?

Sau đột quỵ não, sức khỏe của người bệnh có thể bị ảnh hưởng từ mức độ nhẹ cho tới nghiêm trọng, phụ thuộc vào thời gian người bệnh được cấp cứu. Dưới đây là một số di chứng thường gặp ở bệnh nhân sau cơn đột quỵ não:

*Suy giảm các chức năng của cơ thể: Khi tế bào não bị tổn thương nghiêm trọng sẽ làm ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể như chức năng vận động, chức năng giao tiếp,.... có thể gây: Teo cơ cứng khớp, liệt nửa người, mất thăng bằng, mệt mỏi, khó nuốt, thay đổi tầm nhìn, rối loạn bàng quang và ruột.

sau-dot-quy-benh-nhan-co-the-bi-liet-hoac-mat-chuc-nang-van-dong.webp

Sau đột quỵ, bệnh nhân có thể bị liệt hoặc mất chức năng vận động 

*Suy giảm nhận thức hoặc trí nhớ: Sau cơn đột quỵ, não bộ của bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra các vấn đề về rối loạn không gian – nhận thức. Người bị đột quỵ não có thể gặp khó khăn khi đánh giá vị trí, khoảng cách, tốc độ và kích thước. Nhiều bệnh nhân không thể viết chữ như bình thường, thậm chí mơ hồ không biết bản thân đang đứng hay ngồi.   

*Rối loạn giao tiếp: Di chứng này rất phổ biến ở những người may mắn sống sót qua cơn đột quỵ. Nhiều bệnh nhân mắc phải chứng mất ngôn ngữ, khó đọc, khó nói hoặc viết. Thậm chí, họ không thể hiểu những gì mà người khác đang nói trong lúc trò chuyện. 

*Thay đổi hành vi: Đột quỵ não nếu ảnh hưởng đến vùng não phải có thể khiến bệnh nhân dễ nổi nóng, bốc đồng và có những hành vi vượt khỏi khả năng kiểm soát của mình. Ngược lại, nếu cơn đột quỵ ảnh hưởng đến vùng não trái sẽ khiến người bệnh có thái độ lo lắng, do dự và hoạt động chậm chạp hơn bình thường. 

*Thay đổi cảm xúc: Một di chứng khác mà bệnh nhân sau đột quỵ có thể gặp phải là sự thay đổi trong cảm xúc. Người bệnh có thể trở nên dễ cáu kỉnh, lo âu, thiếu kiểm soát cảm xúc hoặc thậm chí bị trầm cảm. Đôi khi, bệnh nhân cũng có biểu hiện khóc cười đột ngột, nhất là những người phải nằm lâu trên giường. 

nguoi-bi-dot-quy-co-the-thay-doi-cam-xuc-vade-roi-vao-tinh-trang-tram-cam.webp

Người bị đột quỵ có thể thay đổi cảm xúc và dễ rơi vào tình trạng trầm cảm 

Kế hoạch chăm sóc người bị đột quỵ não

Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ là một quá trình lâu dài, rất cần đến sự kiên nhẫn và thấu hiểu từ người thân. Khi áp dụng đúng và kịp thời các cách chăm sóc sẽ giúp bệnh nhân có cơ hội hồi phục chức năng nhanh hơn. 

Nếu người còn băn khoăn về cách chăm sóc người đột quỵ, dưới đây là một số phương pháp dành cho bạn:

Giảm các nguy cơ làm tái phát cơn đột quỵ não

Hầu hết những bệnh nhân đã trải qua cơn đột quỵ đều có nguy cơ cao tái phát nếu không được điều trị và có biện pháp kiểm soát phù hợp. Do đó, điều đầu tiên trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đột quỵ mà bạn nhất định phải ghi nhớ là thực hiện các biện pháp giúp giảm nguy cơ tái phát đột quỵ, bao gồm: 

  • Đảm bảo cho người bệnh uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng được chỉ định. 
  • Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như chỉ số đường huyết, huyết áp, mỡ máu, cân nặng,....
  • Giúp bệnh nhân thực hiện đúng các bài tập phục hồi chức năng theo kế hoạch chăm sóc mà bác sĩ khuyến nghị. 
  • Tránh để bệnh nhân căng thẳng hoặc gặp kích động mạnh. 
  • Giữ ấm cơ thể cho người đột quỵ vào thời tiết lạnh. 
  • Tránh cho bệnh nhân tiêu thụ những thực phẩm làm ảnh hưởng tiêu cực tới huyết áp và tim mạch. 

Theo dõi lịch uống thuốc hàng ngày của người bị đột quỵ não

Hầu hết những người sống sót sau đột quỵ thường được kê đơn nhiều loại thuốc đáp ứng cho mỗi mục tiêu khác nhau, chẳng hạn như thuốc kiểm soát cholesterol hoặc thuốc chống đông. Những loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ cho sức khỏe người bệnh, do đó cần được theo dõi cẩn thận. 

Theo các chuyên gia, việc theo dõi lịch uống thuốc hàng ngày là một cách chăm sóc người bị đột quỵ não rất cần thiết. Bạn có thể ghi lại nhật ký về thời gian sử dụng thuốc cũng như những phản ứng của bệnh nhân sau khi dùng thuốc. Điều này giúp phát hiện và xử lý sớm những tác dụng phụ mà thuốc gây ra cho người bị đột quỵ. 

theo-doi-lich-dung-thuoc-cua-nguoi-bi-dot-quy-va-cac-tac-dung-phu.webp

Theo dõi lịch dùng thuốc của người bị đột quỵ và các tác dụng phụ 

Áp dụng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một khâu bắt buộc phải thực hiện trong số những cách chăm sóc người bị đột quỵ. Các phương pháp vật lý trị liệu cho bệnh nhân đột quỵ cần được tiến hành càng sớm càng tốt. 

Bệnh nhân sau cơn đột quỵ khoảng 24 giờ có thể bắt đầu tập vật lý trị liệu khi mức huyết áp đã ổn định trở lại. Đây được xem là khoảng thời gian giúp người bệnh phục hồi được các chức năng nhanh và hiệu quả nhất để sớm tái hòa nhập cộng đồng. 

Đối với những bệnh nhân sau đột quỵ bị co cơ hoặc liệt nửa người, các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp thư giãn cơ và ngăn ngừa biến chứng teo cơ. Hơn nữa, vật lý trị liệu cũng giúp lưu thông máu và hỗ trợ bệnh nhân phục hồi chức năng vận động nhanh chóng. 

Đối với bệnh nhân phải nằm liệt một chỗ, người nhà có thể giúp họ xoay mình, hoặc vận động để tránh nguy cơ bị viêm loét. Tuy nhiên, khi thực hiện các cách chăm sóc người bị đột quỵ bằng vật lý trị liệu, bệnh nhân và gia đình cần lưu ý tập luyện theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Việc tập sai có thể gây ra những hệ luỵ khó lường, thậm chí khiến tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân trở nên nghiêm trọng hơn. 

ap-dung-phuong-phap-vat-ly-tri-lieu-phuc-hoi-chuc-nang-cho-nguoi-dot-quy.webp

Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng cho người đột quỵ

Chăm sóc tâm lý cho bệnh nhân đột quỵ não

Sau đột quỵ não, nhiều bệnh nhân phải đối mặt với những di chứng như rối loạn ngôn ngữ và liệt vận động, khiến họ dễ lâm vào trạng thái lo âu, buồn chán, mệt mỏi, thậm chí trầm cảm. 

Khi nhận thấy người bệnh có dấu hiệu của trầm cảm, chẳng hạn như mất hứng thú với những sở thích trước đây, rối loạn giấc ngủ, tuyệt vọng, mặc cảm hoặc thay đổi khẩu vị ăn uống, người thân cần hỏi ý kiến của bác sĩ để xử trí ngay. 

Theo các chuyên gia, quan tâm đến tâm lý bệnh nhân trong thời gian phục hồi chức năng là một cách chăm sóc người bị đột quỵ rất quan trọng. Để giúp người bệnh cảm thấy vui vẻ, phấn chấn, lạc quan hơn, các thành viên trong gia đình nên động viên và áp dụng những biện pháp hỗ trợ người đột quỵ tự chăm sóc bản thân. 

Những biện pháp hỗ trợ có thể giúp bệnh nhân tự ăn uống, đi vệ sinh và cảm thấy bớt phụ thuộc vào người khác. Từ đó, giúp người bị đột quỵ cảm thấy tự tin hơn và chiến thắng được bệnh tật. 

Chăm sóc dinh dưỡng

Một trong những cách chăm sóc người bị đột quỵ mà bạn nhất định phải ghi nhớ là xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng cho bệnh nhân. Chế độ ăn uống hàng ngày đóng một vai trò quan trọng, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi các chức năng của cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ tái phát đột quỵ. 

Táo bón được xem là vấn đề thường gặp nhất ở những người trải qua cơn đột quỵ. Do đó, chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân cần đảm bảo đầy đủ các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin. Ngoài ra, người thân có thể cho bệnh nhân ăn đủ 3 bữa chính và các bữa phụ trong ngày nhằm đáp ứng những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. 

cham-soc-dinh-duong-phu-hop-cho-nguoi-dot-quy-la-mot-buoc-quan-trong.webp

Chăm sóc dinh dưỡng phù hợp cho người đột quỵ là một bước rất quan trọng 

Giữ vệ sinh cho bệnh nhân đột quỵ não

Giữ vệ sinh là một trong những cách chăm sóc người bị đột quỵ có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hồi phục chức năng cho bệnh nhân. 

Dưới đây là kế hoạch giúp bạn giữ vệ sinh cho bệnh nhân bị đột quỵ não, bao gồm: 

  • Xoa bóp và xoay mình cho bệnh nhân để máu được lưu thông. Ngoài ra, cần giữ cho da của người bị đột quỵ luôn khô thoáng, sạch sẽ nhằm làm giảm nguy cơ bị lở loét gây nhiễm trùng. 
  • Tắm rửa cho bệnh nhân ở nơi kín gió, nhiệt độ nước đảm bảo ấm từ 37 – 45 độ C. Nên tắm hoặc vệ sinh cá nhân cho người bệnh trong khoảng thời gian từ 5 – 7 phút, tránh thực hiện vào buổi tối. 
  • Đối với những bệnh nhân khó kiểm soát được đại tiện hoặc tiểu tiện, có thể sử dụng tã lót dùng một lần. Tuy nhiên, sau khi đi vệ sinh, người thân cần vệ sinh sạch sẽ cho bệnh nhân để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. 

Phục hồi chức năng cho người bị đột quỵ não bằng sản phẩm từ thiên nhiên

Bên cạnh những cách chăm sóc người bị đột quỵ được khuyến nghị ở trên, bạn cũng có thể lựa chọn các sản phẩm từ thảo dược như Nattospes nhằm giúp hỗ trợ phục hồi chức năng nhanh chóng cho bệnh nhân sau đột quỵ não. 

Nghiên cứu “Tác dụng điều trị của chế phẩm Nattospes trên bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não trong giai đoạn cấp” tại Bệnh viện Quân y 103 đã cho thấy, sản phẩm trên lâm sàng có tác dụng giảm đông máu, cải thiện tốt sức cơ và những di chứng sau đột quỵ não. 

phuc-hoi-chuc-nang-cho-benh-nhan-dot-quy-bang-san-pham-thao-duoc-nattospes.webp

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ bằng sản phẩm thảo dược Nattospes

mua_ngay.png

Nattospes là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được bào chế dưới dạng viên nang tiện dùng, với thành phần chính là Nattokinase (chiết xuất từ đậu tương lên men) có tác dụng hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành và làm tan các cục máu đông - tác nhân chính gây đột quỵ não. Mặt khác, sản phẩm Nattospes cũng được nhiều chuyên gia đầu ngành đánh giá cao về khả năng hỗ trợ phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau đột quỵ. 

Như vậy, việc áp dụng đúng và kịp thời các cách chăm sóc người bị đột quỵ là một bước vô cùng quan trọng trong kế hoạch phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Các biện pháp chăm sóc cần toàn diện nhiều khâu, từ dinh dưỡng, vệ sinh cho đến phục hồi các chức năng vận động của người bệnh. Điều này có thể giúp bệnh nhân cải thiện nhanh chóng các di chứng sau đột quỵ. Nếu còn băn khoăn về vấn đề chăm sóc người bệnh đột quỵ, bạn hãy liên hệ tới số 0917185170 để được giải đáp sớm nhất.

>>>XEM THÊM: Hướng dẫn cách sơ cứu người bị đột quỵ nhất định cần ghi nhớ TẠI ĐÂY

 

Lan Khuê

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/stroke/features/stroke-recovery-tips-for-the-caregiver 

https://www.flintrehab.com/how-to-care-for-stroke-patient-at-home/ 

https://postacutemedical.com/company/company-updates/what-to-expect-after-stroke-tips-for-caregiver