Lâu nay, bệnh đột quỵ vẫn luôn được nhắc đến như một “cơn ác mộng” với những hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết đúng đắn về bệnh, dẫn đến nhiều trường hợp xử lý sai cách, khiến di chứng của bệnh nặng nề hơn. Để hiểu rõ hơn về bệnh đột quỵ với những sai lầm cần tránh, mời bạn cùng theo dõi bài viết này.

Những quan điểm sai lầm về bệnh đột quỵ

Đột quỵ được coi là một biến cố sức khỏe lớn trong cuộc sống người bệnh. Đây là tình trạng xảy ra khi lượng máu cung cấp cho não đột ngột gián đoạn do tắc hoặc vỡ mạch máu não.

Chỉ người già mới bị đột quỵ - Sai! 

Mặc dù, phần lớn các cơn đột quỵ xảy ra ở những người trên 65 tuổi, nhưng cũng có hơn 1/3 số ca đột quỵ xảy ra ở những người dưới 65 tuổi. Hơn nữa, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ đang ngày càng tăng lên. Ngoài những khuyết tật bẩm sinh trong tim và mạch máu, nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ thường do các yếu tố sau: lối sống thiếu khoa học, uống nhiều rượu bia, sử dụng chất kích thích, dễ dẫn đến béo phì, thừa cholesterol, huyết áp cao. Đây là những nguyên nhân gây đột quỵ hàng đầu.

Ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh đột quỵ

Ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh đột quỵ

Chỉ có một loại đột quỵ - Sai! 

Nhiều người cho rằng, đột quỵ thì ai cũng giống ai, đột quỵ nào cũng như nhau. Nhưng thực tế, có 2 loại đột quỵ chính là đột quỵ do thiếu máu não cục bộ và đột quỵ do xuất huyết não. Ngoài ra còn có đột quỵ nhẹ (còn gọi là thiếu máu não thoáng qua). Trong đó, có hơn 80% là đột quỵ do thiếu máu não cục bộ, xảy ra khi mạch máu cung cấp máu cho não bị tắc nghẽn, hơn 15% là đột quỵ xuất huyết não, tức là tình trạng chảy máu não khi mạch máu bị vỡ. Triệu chứng của cả 2 loại đột quỵ là tương tự nhau, nhưng phương pháp điều trị lại rất khác nhau.

Bạn không thể làm gì để phòng ngừa đột quỵ - Sai!

Theo Tiến sĩ Bradley White của trường Đại học Khoa học Y tế Texas A & M, khoảng 80% số ca đột quỵ có thể phòng ngừa được bằng cách giải quyết các yếu tố nguy cơ chính là tình trạng béo phì, tăng huyết áp và cholesterol cao. Cả 3 yếu tố nguy cơ này đều có thể được sửa đổi hoặc điều trị thành công. Để làm được điều này, bạn cần tập thể dục nhiều hơn, hạn chế rượu bia và kiểm soát bệnh tiểu đường, cao huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đột quỵ là bệnh có thể phòng ngừa được

Đột quỵ là bệnh có thể phòng ngừa được

Các triệu chứng đột quỵ luôn dữ dội – Sai! 

Thông thường, người bị đột quỵ có các triệu chứng như rủ một bên mặt, tê yếu một nửa cơ thể, nhầm lẫn, khó nói, đau đầu,… Các triệu chứng này đúng là rất dữ dội và đột ngột. Nhưng trong cuộc sống, không phải lúc nào triệu chứng của đột quỵ cũng dữ dội như vậy. Một người bị đột quỵ có thể chỉ thấy hơi chóng mặt, nấc cụt – những triệu chứng nhẹ và ít phổ biến.

Triệu chứng đột quỵ sẽ tự biến mất – Sai!

Một trong những sai lầm lớn nhất mà người bị đột quỵ hay mắc phải đó là họ cho rằng, có thể ngủ hoặc ngồi chờ các triệu chứng đột quỵ tự biến mất. Trên thực tế, lối suy nghĩ này có thể là nguyên nhân dẫn đến tử vong, nhẹ hơn thì là tàn tật vĩnh viễn. Theo Tiến sĩ Bradley White, với một người bị đột quỵ, điều quan trọng không chỉ là nhận ra các triệu chứng đột quỵ mà còn là phản ứng nhanh, không chờ đợi. Tốt hơn hết, người bệnh cần được đưa đến phòng cấp cứu ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của đột quỵ.

Bạn cũng không nên coi thường một cơn thiếu máu não thoáng qua. Dù thiếu máu não thoáng qua không gây thiệt hại đáng kể, nhưng nó làm tăng nguy cơ xảy ra một cơn đột quỵ nặng. Điều bạn cần làm là nhanh chóng cải thiện sức khỏe, thay đổi lối sống và lập tức đi cấp cứu nếu có các dấu hiệu của đột quỵ.

Nếu không phục hồi nhanh sau đột quỵ, bạn sẽ bị tàn tật vĩnh viễn – Sai!

Trước đây, nhiều người cho rằng người bị đột quỵ sẽ ngừng cải thiện sau 6 tháng. Tuy nhiên, quan điểm này đã được chứng minh là không chính xác. Quá trình phục hồi sẽ không bao giờ ngừng nếu người bệnh duy trì luyện tập. Điều này được lý giải là do bộ não liên tục tái hoạt động, quá trình này diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào từng người. Có những người cải thiện chỉ trong vài tháng, cũng có những người phải mất đến 2 năm, 5 năm, thậm chí lâu hơn.

Di chứng của đột quỵ có thể cải thiện theo thời gian

Di chứng của đột quỵ có thể cải thiện theo thời gian

Nếu bạn không đến bệnh viện trong vòng 3 giờ kể từ khi cơn đột quỵ khởi phát, các bác sĩ sẽ phải “bó tay” – Sai!

Khoảng 10 năm trước, các chuyên gia y tế cho rằng chất hoạt hóa plasminogen ở mô (TPA – thường dùng cho người bị đột quỵ do thiếu máu não cục bộ) chỉ hiệu quả trong vòng 3 giờ kể từ khi những dấu hiệu đầu tiên của cơn đột quỵ xuất hiện. Tuy nhiên, hiện nay, khung thời gian cấp cứu đã được mở rộng đến 8 giờ, tùy thuộc vào cách phân phối thuốc. Nhưng trên thực tế, người bệnh vẫn cần phải được cấp cứu kịp thời, càng sớm càng tốt.

>>>Xem thêm: Cách phòng ngừa đột quỵ não cho người bị cao huyết áp và tiểu đường

Sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ

Để giảm tối đa nguy cơ đột quỵ và cải thiện di chứng của bệnh, các chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp giữa chế độ sinh hoạt, luyện tập, dinh dưỡng hợp lý với việc sử dụng các sản phẩm thảo dược an toàn, không gây tác dụng phụ. Tiêu biểu trong số đó là sản phẩm Nattospes.

Nattospes có thành phần chính là enzyme nattokinase, một loại enzyme chiết xuất từ đậu tương lên men - món ăn truyền thống của Nhật Bản có tên gọi là natto. Món ăn này đã được người Nhật sử dụng an toàn từ hàng nghìn năm qua như một sản phẩm bổ dưỡng và là một phương thuốc dân gian giúp cải thiện hệ tuần hoàn, hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch, máu.

Tận dụng những ưu thế này, các nhà khoa học Việt Nam đã chiết xuất enzyme nattokinase và bào chế thành công sản phẩm Nattospes giúp phòng ngừa, làm tiêu các cục máu đông, hỗ trợ điều trị đột quỵ não và các di chứng của nó như liệt, nói ngọng, méo miệng…

Nattospes hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ não hiệu quả

Nattospes hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ não hiệu quả

THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN

Người dùng Nattospes chia sẻ kinh nghiệm vượt qua đột quỵ

Ông Võ Văn Tám ở quận Thủ Đức, TP. HCM đã hơn 70 tuổi. Ông bị đột quỵ với biến chứng méo miệng, khó nói, yếu tay chân. Sau một thời gian dài chạy chữa nhưng tình trạng không cải thiện, ông biết đến và quyết định sử dụng Nattospes để hỗ trợ điều trị di chứng sau đột quỵ. Đến nay, ông đã hết méo miệng, sức khỏe được cải thiện rõ rệt, ông có thể đi lại, vận động như người khỏe mạnh. Mời bạn đọc cùng theo dõi câu chuyện vượt qua đột quỵ của ông Võ Văn Tám trong video sau:


Bạn đọc nếu quan tâm đến trường hợp của ông Tám có thể liên hệ qua anh Huỳnh Ngọc Thảo – con rể ông Tám (số điện thoại: 0919272701)

>>>Xem thêm kinh nghiệm điều trị đột quỵ của những người khác TẠI ĐÂY

Giới chuyên gia nói gì về sản phẩm Nattospes

Dưới đây là ý kiến đánh giá của chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân về công dụng của Nattospes trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ:

>>>Xem thêm tư vấn của chuyên gia về cách xử trí đột quỵ TẠI ĐÂY

Hy vọng những thông tin về bệnh đột quỵ trong bài viết này có thể giúp bạn hiểu hơn về bệnh và có phương pháp phòng ngừa tốt nhất. Đừng quên dùng Nattospes mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân, bạn nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về di chứng tai biến mạch máu não và đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006305; hotline (ZALO/VIBER): 09171851700917230950.

Hoàng Quân