Các dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần như khó thở, tức ngực, cảm lạnh, mệt mỏi,... cần được phát hiện và xử trí sớm trước khi đột quỵ thực sự xảy ra. Để hiểu rõ hơn về các triệu chứng cảnh báo đột quỵ, hãy cùng theo dõi nội dung sau!
Nhận biết các dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần
Đột quỵ là tình trạng có xu hướng xảy ra bất ngờ và đột ngột, cần được xử trí kịp thời trước khi để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh. Thực tế, chúng ta có thể nhận biết các dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần để có biện pháp ngăn ngừa cơn đột quỵ não thực sự xảy ra trong tương lai. Dưới đây là 6 biểu hiện của đột quỵ trước 1 tuần mà bạn cần lưu ý:
Đau tức ngực
Theo chuyên gia, đau tức ngực là dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ não trước 1 tuần rõ nét nhất và đạt độ chính xác lên đến 70%. Người bệnh thường có cảm giác đau thắt hoặc tức ở vùng ngực, kèm theo triệu chứng nóng rát cực kỳ khó chịu.
Nhìn chung, cơn đau tức ngực có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, thậm chí ngay cả khi người bệnh không hoạt động hoặc nằm nghỉ ngơi. Bởi vậy, nếu nhận thấy gần đây có cơn đau tức ở vùng ngực mà không rõ lý do, bạn nên đến khám bác sĩ vì đó có thể là triệu chứng sớm của đột quỵ não.
Đau tức ngực là một trong những dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần thường gặp
Cơ thể mệt mỏi
Dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần khác mà bạn cần lưu ý là sự thay đổi thể trạng và thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Bạn có thể nhận thấy việc đi lại trở nên kém hoạt bát hơn và khó thực hiện được các công việc nặng.
Ngoài ra, bạn luôn có cảm giác uể oải và mệt mỏi, người như thiếu sức sống trong suốt một ngày, ngay cả lúc nghỉ ngơi. Tình trạng này có thể liên quan đến sự lưu thông máu kém của cơ thể, khiến tim phải bơm máu vất vả hơn.
Thường xuyên buồn ngủ và tay chân phù nề
Cơ thể bị thiếu ngủ hoặc buồn ngủ không dứt dù đã ngủ rất nhiều có thể là biểu hiện của đột quỵ não cảnh báo trước 1 tuần. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có dấu hiệu phù nề ở chân và tay do quá trình lưu thông máu đi khắp cơ thể hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy, nếu xuất hiện triệu chứng này, bạn cần đi khám ngay để được chẩn đoán và ngăn ngừa cơn đột quỵ não thực sự trong tương lai.
Khó thở - dấu hiệu cảnh báo đột quỵ trước 1 tuần
Bên cạnh hiện tượng đau tức ngực và phù nề tay chân, một số người bệnh cũng cảm thấy khó thở, thở đứt quãng hoặc nhịp thở không đều. Tình trạng này cho thấy tim đang hoạt động yếu dần, khiến phổi không nhận được đủ lượng oxy như bình thường. Bạn cần hết sức lưu ý nếu triệu chứng này xuất hiện vì đây có thể là dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần.
Khó thở, thở đứt quãng là dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ não trước 1 tuần
Đầu óc choáng váng và quay cuồng
Một dấu hiệu khác cảnh báo cơn đột quỵ trước 1 tuần là hiện tượng đầu óc choáng váng hoặc quay cuồng. Người bệnh thường có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, khó giữ thăng bằng khi đi lại.
Tình trạng này có xu hướng xảy ra khi hệ thống tuần hoàn trong cơ thể gặp trục trặc do tim hoạt động yếu đi, dẫn đến lượng máu lưu thông kém. Tốt nhất, bạn không nên chủ quan nếu thấy triệu chứng này, thay vào đó, hãy theo dõi kỹ tình trạng sức khoẻ của bản thân để tránh gặp phải sự cố đáng tiếc.
Cảm lạnh dai dẳng
Cảm lạnh là một chứng bệnh thông thường, do đó nhiều người chủ quan khi mắc phải chúng và cho rằng bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cảm lạnh kéo dài dai dẳng không dứt có thể là dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ não trước 1 tuần.
Khi tim suy yếu, máu có thể rò rỉ vào trong phổi. Người bệnh sẽ nhận thấy các đợt ho kèm theo đờm màu hồng nhạt như lẫn máu. Đây là một tín hiệu hết sức nguy hiểm, bạn cần đi khám ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Đột quỵ não có thể biểu hiện với dấu hiệu cảm lạnh
Nên làm gì khi có các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não?
Khi xuất hiện những dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần đã được đề cập ở trên, bạn và người thân cần bình tĩnh và thực hiện các biện pháp giúp ngăn ngừa cơn đột quỵ thực sự sẽ xảy ra. Dưới đây là những bước giúp bạn xử trí các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não:
Đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ đột quỵ, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và chẩn đoán tình trạng sức khoẻ cụ thể. Khi đã có kết luận chính xác từ bác sĩ, người bệnh cần tuân theo phác đồ điều trị được đặt ra.
Nhìn chung, việc kiểm tra sức khoẻ khi có dấu hiệu cảnh báo đột quỵ cũng giúp người bệnh loại trừ một số tình trạng sức khoẻ khác. Đôi khi, các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi hoặc khó thở chỉ là dấu hiệu cho thấy bạn bị rối loạn tiền đình, thiếu máu hoặc mắc bệnh lý tim mạch nào đó. Vì vậy, trong tình huống này, sự bình tĩnh để xử trí vấn đề vẫn là yếu tố cần thiết nhất.
Nhanh chóng sơ cứu và cấp cứu kịp thời
Đa số các trường hợp mắc đột quỵ não thường khó nhận biết kịp thời các dấu hiệu cho đến khi mạch máu não bị vỡ. Do đó, việc nắm rõ cách sơ cứu và cấp cứu người bệnh là bước quan trọng, giúp đối phó đúng cách khi cơn đột quỵ não thực sự xảy ra.
Dưới đây là hướng dẫn của chuyên gia về cách sơ cứu dành cho người bị đột quỵ não trong khoảng thời gian chờ nhân viên y tế đến đưa đi cấp cứu, cụ thể:
- Sơ cứu cho người bệnh còn tỉnh táo: Đưa người bị đột quỵ đến cơ sở y tế gần nhất với sự hỗ trợ của người khác.
- Sơ cứu cho người bệnh có dấu hiệu không tỉnh táo nhưng vẫn thở đều: Đặt người bệnh nằm ở tư thế nghiêng an toàn, giúp ngăn ngừa nguy cơ tắc nghẽn đường thở do dị vật hoặc chất nôn.
- Sơ cứu người bệnh đã hôn mê bất tỉnh: Đặt người bệnh trong tư thế nằm nghiêng an toàn và gọi ngay cấp cứu để đưa người bị đột quỵ đến bệnh viện gần nhất.
Khi có dấu hiệu đột quỵ não, người bệnh cần được sơ cứu và cấp cứu kịp thời
Dùng thuốc chống đột quỵ
Khi có các dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần, người bệnh có thể sử dụng thuốc chống đột quỵ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để làm giảm nguy cơ xuống mức thấp nhất. Điều này đặc biệt cần thiết đối với những người mắc bệnh mạn tính, chẳng hạn như tim mạch, mỡ máu, tiểu đường, béo phì hoặc huyết áp cao.
Các bác sĩ thường khuyến nghị người có dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần sử dụng một số nhóm thuốc chống đột quỵ sau:
- Nhóm thuốc hạ huyết áp: Bao gồm Irbesartan hoặc Lisinopril, giúp điều hoà và làm ổn định mức huyết áp, từ đó ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp dẫn đến bùng phát cơn đột quỵ não.
- Nhóm thuốc chống đông máu: Bao gồm Warfarin, Heparin hoặc Aspirin, giúp tiêu huyết khối và ngăn ngừa tắc mạch máu não gây đột quỵ.
- Nhóm thuốc ức chế men chuyển Angiotensin (ACE): Giúp điều trị các vấn đề về huyết áp, tim mạch và chống đột quỵ não hiệu quả.
- Nhóm thuốc hạ cholesterol trong máu: Bao gồm Statin hoặc Atorvastatin, giúp kiểm soát mức cholesterol và sự hình thành của các mảng bám xơ vữa động mạch gây đột quỵ.
Khi sử dụng các loại thuốc chống đột quỵ trên, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt những hướng dẫn về liều lượng và thời gian dùng thuốc mà bác sĩ chỉ định. Tránh tự ý dùng tăng liều vì điều này có thể khiến nguy cơ xảy ra đột quỵ cao hơn, thậm chí dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ giúp phòng chống đột quỵ
Các biện pháp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả
Đột quỵ não là “căn bệnh không chừa một ai”, ngay cả người trẻ cũng có thể mắc phải. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu là điều vô cùng cần thiết, giúp kéo dài tuổi thọ và giảm nguy cơ mắc đột quỵ não trong tương lai. Theo chuyên gia, phòng chống đột quỵ não cần tập trung chủ yếu vào sự thay đổi lối sống kết hợp với dùng sản phẩm thảo dược, cụ thể:
Xây dựng lối sống lành mạnh
Một lối sống khoa học và cân bằng là yếu tố quan trọng giúp bạn nâng cao sức khoẻ tổng thể và đẩy lùi các dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần. Để thiết lập lối sống lành mạnh, bạn cần thực hiện một số điều sau đây:
Ăn uống điều độ
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến cơn đột quỵ như tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp,… đều liên quan đến chế độ dinh dưỡng. Vì vậy, việc ăn uống điều độ có thể giúp bạn đẩy lùi những nguy cơ gây đột quỵ não này. Cụ thể bạn nên:
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt hoặc các loại đậu.
- Bổ sung lượng protein cần thiết cho cơ thể thông qua các thực phẩm như hải sản, trứng hoặc thịt trắng.
- Hạn chế ăn các thực phẩm giàu dầu mỡ, đường và chất béo.
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, giúp tăng cường lưu thông máu đến não.
Bổ sung nước đầy đủ giúp tăng cường lưu thông máu và ngăn ngừa đột quỵ não
Tập thể dục thường xuyên
Một trái tim khỏe mạnh là tiền đề giúp não bộ và các chức năng khác trong cơ thể hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn. Theo khuyến nghị của chuyên gia, bạn nên tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khoẻ của tim, giúp cải thiện hệ miễn dịch và phòng tránh nguy cơ đột quỵ não.
Bỏ thuốc lá
Hút thuốc lá là nguyên nhân phổ biến khiến cho nguy cơ mắc đột quỵ tăng cao. Do đó, việc từ bỏ thuốc lá và hạn chế hít khói thuốc thụ động là điều cần thiết, giúp bảo vệ bản thân trước các vấn đề sức khoẻ như tim mạch, cao huyết áp và đột quỵ não.
Chú ý giữ ấm cơ thể
Cảm lạnh là một trong 6 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ trước 1 tuần, do đó việc giữ ấm cơ thể trong thời điểm giao mua cần được chú trọng, nhất là người cao tuổi. Khi cơ thể nhiễm lạnh, mức huyết áp sẽ tăng cao và tạo áp lực lên thành mạch máu, khiến mạch máu bị vỡ và dẫn đến cơn đột quỵ.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Bác sĩ thường khuyến cáo mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra và phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Đây cũng được xem là biện pháp phòng tránh đột quỵ hữu ích, giúp lập kế hoạch điều trị sớm nếu có các dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện nguy cơ gây đột quỵ não
Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ não nhờ sản phẩm có chứa Nattokinase
Đột quỵ não có thể đe dọa tới sức khoẻ và tính mạng của bất kỳ ai nếu không có biện pháp phòng ngừa đúng cách. Ngoài xây dựng lối sống lành mạnh, các chuyên gia cũng khuyên người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa có chứa Nattokinase.
Nattokinase là loại enzyme được chiết xuất từ đậu tương lên men, hoạt động trên cơ chế tiêu sợi huyết khối, giúp tăng tuần hoàn máu và ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu não. Ngoài ra, loại enzyme này cũng góp phần làm giảm độ nhớt máu, hỗ trợ ổn định mức huyết áp và cân bằng mức cholesterol ở những người có nguy cơ cao mắc đột quỵ.
Nghiên cứu cho thấy, Nattokinase là một chất xúc tác sinh học, giúp làm tan cục máu đông nhờ khả năng thuỷ phân sợi fibrin theo 2 con đường chính, bao gồm:
- Con đường thứ nhất: Nattokinase trực tiếp phá huỷ sợi fibrin, giúp giải phóng tiểu cầu và lưu thông dòng máu bị cản trở.
- Con đường thứ hai: Nattokinase kích hoạt các yếu tố trong máu như urokinase và tPA, giúp tăng cường quá trình sản sinh ra plasmin để làm tiêu sợi fibrin.
Nattokinase - Chiết xuất đậu tương lên men giúp phòng ngừa hiệu quả đột quỵ não
Không những thế, Nattokinase còn hoạt động như một chất chống đông máu, giúp ức chế Plasminogen Activator PAL – 1 (chất làm cản trở quá trình sản xuất enzyme nội sinh plasmin trong cơ thể). Điều này giúp mức huyết áp được kiểm soát hiệu quả, quá trình lưu thông máu cũng tốt hơn, từ đó ngăn ngừa nguy cơ bị đột quỵ.
Hy vọng qua những thông tin trên có thể giúp bạn nhận biết được các dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần để có biện pháp xử lý và phòng ngừa kịp thời. Đột quỵ sẽ không còn là nỗi lo lắng nếu bạn hành động sớm hơn một bước trước khi các yếu tố nguy cơ xảy ra. Mọi thắc mắc về bệnh và sản phẩm hỗ trợ, hãy liên hệ qua số hotline 0917185170 để được tư vấn tối đa.
Lan Khuê
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/stroke/news/20050307/stroke-warning-signs-may-start-days-earlier
https://vitalheartandvein.com/blog/early-warning-signs-stroke/