Tai biến mạch máu não còn gọi là đột quỵ não là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ.

Triệu chứng - diễn biến tai biến mạch máu não

 Tai biến mạch máu não có hai loại: nhồi máu não (do tắc mạch) hoặc chảy máu não (do vỡ mạch). Các triệu chứng thần kinh trung ương khu trú biểu hiện nhanh, ngay tức thì khi tổn thương mạch máu não xảy ra, nên tai biến mạch máu não còn được gọi là độ quỵ. Đột quỵ là bệnh của hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay.

Tai biến mạch máu não có 2 loại là nhồi máu não và chảy máu não

Tai biến mạch máu não có 2 loại là nhồi máu não và chảy máu não

 Biểu hiện lâm sàng do tắc mạch hoặc do vỡ mạch khó có thể phân biệt, để chẩn đoán nguyên nhân phải dựa vào các yếu tố tiền căn, bệnh có sẵn và xét nghiệm cận lâm sàng

 Trong trường hợp điển hình, các triệu chứng xuất hiện đột ngột, tiến triển chỉ trong vài giờ (hoặc vài ngày). Trên lý thuyết, các triệu chứng thần kinh khu trú tương ứng với khu vực tưới máu của động mạch bị tổn thương, tuy nhiên do các động mạch thông nối với nhau nên có sự cấp máu bù bởi các động mạch còn nguyên, làm nhòe các triệu chứng.

 Tổn thương trong bán cầu đại não (50% các trường hợp) có thể gây ra: liệt đối bên, khởi đầu là liệt mềm dần dần diễn tiến đến liệt cứng giảm cảm giác đối bên; giảm thị lực cùng bên; nói khó.

 Tổn thương thân não (25%): triệu chứng đa dạng, có thể gây liệt tứ chi , rối loạn thị giác (tỉnh, hiểu nhưng do liệt, không làm gì được).

 Tổn thương khiếm khuyết (25%): nhiều điểm nhồi máu nhỏ quanh hạch nền, bao trong, đồi thị, cầu não. Người bệnh vẫn ý thức, các triệu chứng có thể chỉ liên quan tới vận động hoặc cảm giác hoặc cả hai, có khi có triệu chứng thất điều

 Diễn biến của bệnh thì khoảng 20% tử vong trong vòng 1 tháng, 5% – 10% trong vòng 1 năm. Khoảng 10% hồi phục không di chứng, 25-30% tự đi lại phục vụ bản thân được, 20-25% đi lại khó khăn, cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt, 15-25% phải phục vụ hoàn toàn của người khác. Tiên lượng xấu nếu có các triệu chứng: giảm ý thức, tăng tiết đờm dãi, sốt cao ngay từ ngày đầu.

Làm gì khi bị tai biến mạch máu não

 Chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện để chẩn đoán và có phương hướng cấp cứu điều trị thích hợp với từng thể tai biến. Trong khi vận chuyển phải theo dõi huyết áp, mạch, nhịp thở, trạng thái tâm thần kinh để xử trí kịp thời.

Chú ý:

- Bất động bệnh nhân.

- Bảo đảm thông khí tốt, hút đờm rãi nếu có.

- Đặt sớm dây truyền dịch để thuận lợi cho việc dùng các thuốc cần thiết.

- Nếu huyết áp tăng rất cao, được  dùng thuốc đưa huyết áp xuống dưới mức nguy hiểm nhưng không giảm huyết áp đột ngột sẽ gây ảnh hưởng đến tuần hoàn của não.

Phòng tai biến mạch máu não

- Kiểm soát huyết áp hàng ngày, đưa chỉ số huyết áp về dưới mức 140/90mmHg.

- Đối với bệnh nhân mắc các bệnh lý về tim mạch như hẹp, hở van hai lá, rối loạn nhịp tim, suy tim, co thắt mạch vành…phải đi bác sĩ khám và dùng thuốc đúng y lệnh. Đồng thời tránh căng thẳng xúc động.

- Đối với bệnh nhân béo phì nên kiểm soát cân nặng, làm xét nghiệm máu để kiểm tra đường huyết và mỡ máu.

- Đối với bệnh nhân tiểu đường nên thường xuyên kiểm tra đường huyết để tránh biến chứng. Nên ăn giảm tinh bột, giảm đường.
Thay đổi lối sống (thực hiện chế độ ăn kiêng và hoạt động thể lực) là biện pháp quan trọng làm giảm nguy cơ bị vữa xơ động mạch nói chung và tai biến mạch máu não nói riêng.

 Thay đổi lối sống bao gồm: Cai thuốc lá, có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất, hạn chế ăn quá nhiều chất béo và các thực phẩm giàu calo, liệu pháp dinh dưỡng còn nhằm làm giảm lượng lipid máu, giảm huyết áp và giảm đường máu nếu bệnh nhân bị đái tháo đường; Tăng hoạt động thể lực sẽ làm cải thiện tình trạng tim mạch và làm cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp.

 Khi thời tiết thay đổi đột ngột, lúc chuyển mùa, người cao tuổi, nhất là người có bệnh tăng huyết áp, không nên đi tiểu ngoài trời lạnh vào ban đêm. Tránh tắm khuya và ở nơi gió lùa.

 Nên định kỳ đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Khi có các triệu chứng nhức đầu, buồn nôn, nói khó, cứng hàm bạn nên đến ngay bệnh viện để khám và điều trị kịp thời nhằm tránh và làm giảm các tai biến đáng tiếc xảy ra.

 Xu hướng trong phòng bệnh chủ động hiện nay là sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, không gây tác dụng phụ. Nattospes là sản phẩm có uy tín trên thị trường được đông đảo bác sĩ, bệnh nhân tin tưởng lựa chọn trong hỗ trợ phòng và điều trị tai biến mạch máu não.

 Nattospes với thành phần chính là enzym nattokinase được chiết xuất từ đậu tương lên men giúp làm giảm độ nhớt, độ dính của máu, ổn định huyết áp, Nattospes có tác dụng phòng ngừa tai biến mạch máu não, hỗ trợ điều trị, cải thiện di chứng của bệnh và ngăn chặn tái phát. Sản phẩm đã được nghiên cứu và đều cho kết quả tốt với bệnh nhân tai biến mạch máu não.

 Liên tiếp năm 2014-2015 Nattospes vinh dự nhận giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em” do người tiêu dùng bình chọn và giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng.

Nattospes nhận giải thưởng sản phẩm chất lượng 2015

Nattospes sản phẩm được Hiệp hội thực phẩm chức năng trao tặng

Rất nhiều người đã sử dụng Nattospes cho hiệu quả tốt. Chị Hồng ở Bắc Giang là một trong số đó. Sau một ngày đi làm về chị có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt choáng váng, người toát mồ hôi, buồn nôn, cảm giác như máu không lưu thông lên não, chân tay tê dần. Được người nhà đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ chẩn đoán chị bị tai biến mạch máu não. Điều trị tại viện ổn định chị được về nhà với di chứng liệt nửa người, ăn nói khó khăn. Gia đình tìm mọi biện pháp giúp chị bình phục. Khi tìm hiểu về Nattospes, gia đình quyết sử dụng cho chị: "Con tôi mua 6 hộp Nattospes về cho tôi dùng, tôi uống ngày 6 viên, chia làm 3 lần. Sau 3 tháng sử dụng, tôi cảm thấy sức khỏe hồi phục nhanh, dấu hiệu nặng chân, tay, đi lại khó khăn không còn, nửa bên người của tôi trước kia tưởng có nguy cơ bị liệt, thì sau 4 tháng đã trở lại bình thường. Nếu trong thời gian bị bệnh, tôi thường phải vào bệnh viện khám kiểm tra sức khỏe hàng tháng, thì hiện nay rất ít khi tôi tới bệnh viện, việc chăm sóc thường xuyên của chồng tôi cũng đỡ vất vả hơn. Bây giờ tôi dùng giảm liều xuống 2 viên/ngày để phòng ngừa bệnh tái phát. Dùng Nattospes thấy sức khỏe tốt lên nên tôi sẽ dùng lâu dài” – Chị Hồng tâm sự.

Phục hồi sau tai biến mạch máu não nhờ Nattospes

Kim Ngân