Quá trình phục hồi với những bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến mạch máu não có thể được thực hiện tại bệnh viện, các cơ sở chuyên khoa và ngay tại gia đình bệnh nhân. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp 7 “mẹo” giúp người bị tai biến phục hồi tốt hơn khi thực hành vật lý trị liệu tại nhà. Hãy cùng theo dõi nhé!

Tại sao người bị tai biến cần tập vật lý trị liệu?

Tai biến mạch máu não (hay còn gọi đột quỵ não) là tình trạng não bộ bị tổn thương khi dòng máu lên não ngưng trệ đột ngột do mạch máu não bị tắc hoặc vỡ. Khi đó, người bệnh không chỉ có nguy cơ tử vong cao mà còn phải gánh chịu những di chứng nặng nề như: Liệt nửa người, méo miệng, nói ngọng, mờ mắt, trầm cảm,…  

Sau giai đoạn điều trị khẩn cấp, người bị tai biến cần luyện tập phục hồi, trong đó không thể thiếu các bài tập vật lý trị liệu. Phương pháp này giúp khôi phục chức năng vận động bị ảnh hưởng trong cơn tai biến. Quá trình ấy có thể bắt đầu trước khi bệnh nhân được xuất viện và tiếp tục diễn ra tại nhà hoặc ở một cơ sở phục hồi chuyên sâu. 

Dựa vào tuổi tác, sức khỏe tổng thể, mức độ tổn thương do tai biến mạch máu não, kết hợp với lối sống, sở thích của bản thân người bệnh và khả năng hỗ trợ của các thành viên trong gia đình, bác sĩ sẽ đề xuất những bài tập vật lý trị liệu phù hợp với từng bệnh nhân tai biến mạch máu não. Bạn có thể thực hành những bài tập vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn của chuyên gia Đào Quang Dẻo trong video sau:

>>>Xem thêm: Giảm nguy cơ tai biến mạch máu não nhờ phẫu thuật giảm cân 

Những mẹo tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến

Nếu như những bài tập thể dục truyền thống tập trung vào việc tăng cường cơ bắp thì các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến lại giúp củng cố bộ não của người bệnh. Thông qua việc lặp đi lặp lại những động tác cơ bản, bộ não sẽ được điều chỉnh, tính dẻo dai được kích hoạt và từ đó giúp kiểm soát chuyển động tốt hơn. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý trong quá trình thực hành vật lý trị liệu phục hồi sau tai biến:

1. Cải thiện tinh thần

Theo các chuyên gia, nếu muốn nhanh chóng phục hồi sau tai biến, người bệnh không thể bỏ qua việc cải thiện tinh thần. Ví dụ, nếu bạn muốn phục hồi chức năng của đôi chân, thì hãy thường xuyên hình dung về những chuyển động chân. Việc tưởng tượng như vậy sẽ kích hoạt tính dẻo dai của chân, giống như khi bạn đang thực sự di chuyển.  

Cải thiện tinh thần giúp người bệnh nhanh phục hồi sau tai biến

Cải thiện tinh thần giúp người bệnh nhanh phục hồi sau tai biến

2. Điều trị vận động cưỡng bức bên tay bị liệt

Liệu pháp điều trị vận động cưỡng bức bên tay bị liệt (CIMT) là phương pháp hạn chế hoạt động của tay không liệt, bắt buộc bên tay bị liệt phải cử động và lặp đi lặp lại động tác này thật nhiều, thậm chí đến mức “ồ ạt”, ngay cả khi bên tay liệt chuyển động rất khó khăn. Phương pháp này đã được chứng minh là rất hiệu quả trong phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não

3. Sử dụng gương để phục hồi bàn tay

Người bệnh có thể sử dụng một tấm gương nhỏ đặt giữa 2 tay. Bàn tay bị liệt che đi ở mặt sau của gương, bàn tay không liệt đặt phía trước, soi vào gương và thực hiện các động tác co duỗi linh hoạt. Hình ảnh bàn tay phản chiếu trong gương sẽ “đánh lừa” bộ não, khiến nó nghĩ rằng bạn đang cử động cả 2 tay, bàn tay bị liệt cũng đang co duỗi giống như tay không liệt. Liệu pháp này đặc biệt tốt với những người bị suy giảm vận động nghiêm trọng sau tai biến.

Sử dụng gương giúp phục hồi khả năng chuyển động của bàn tay

Sử dụng gương giúp phục hồi khả năng chuyển động của bàn tay

4. Sử dụng thiết bị hỗ trợ phục hồi sau tai biến

Những thiết bị hỗ trợ phục hồi sau tai biến tại nhà có thể giúp người bệnh đẩy nhanh quá trình hồi phục, nhất là khi luyện tập lặp đi lặp lại. Bạn có thể tìm hiểu về các thiết bị như: Xe tập đi, nẹp chỉnh bước đi, máy chạy bộ dưới nước,…

5. Tạo không gian yên tĩnh trong gia đình

Những tiếng ồn xuất phát từ chính ngôi nhà của mình có thể khiến người bệnh mất tập trung và đôi khi họ không nhận ra rằng, đây là một sự phiền nhiễu có thể ngăn cản quá trình phục hồi chức năng sau tai biến. Tuy nhiên, bộ não có thể nhận ra được điều này. Khi não bộ bị phân tâm, người bệnh sẽ không thể phục hồi hiệu quả dù đã luyện tập rất chăm chỉ.

Chính vì vậy, hãy lên lịch tập thể dục khi không gian trong nhà yên tĩnh nhất, tắt TV, điện thoại và nhắc nhở các thành viên trong gia đình đừng làm phiền cho tới khi bạn tập xong.

6. Không nản chí

Sau khi kết thúc quá trình trị liệu tại cơ sở chuyên khoa, người bị tai biến sẽ bắt đầu phục hồi tại nhà. Trong giai đoạn này, kết quả phục hồi có thể chậm lại khiến người bệnh nản lòng. Tuy nhiên, bạn không nên bận tâm vì điều này bởi quá trình phục hồi chỉ đơn giản là đang chậm lại chứ không kết thúc. Hãy luyện tập theo nhiều cách khác để kích thích não bộ phục hồi. 

Tương tự như vậy, đừng để lời nói của ai đó ngăn cản những nỗ lực của bạn. Khi có người nói rằng bạn không thể làm điều gì, bạn có xu hướng tin vào nó, dẫn tới những kết quả tiêu cực. Đây được gọi là hiệu ứng Nocebo. Hãy chống lại hiệu ứng này, bỏ qua những ý kiến không hay, tập trung luyện tập và tin vào sự phục hồi hoàn toàn vào một ngày nào đó.

Đừng nản chí khi thực hành vật lý trị liệu sau tai biến tại nhà

Đừng nản chí khi thực hành vật lý trị liệu sau tai biến tại nhà

>>>Xem thêm: 10 “nguyên tắc vàng” giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não

Sản phẩm thảo dược hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não

Vật lý trị liệu có vai trò quan trọng với người bị tai biến. Để nâng cao hiệu quả của phương pháp này, các chuyên gia khuyên bạn nên cải thiện lối sống, kết hợp với sử dụng sản phẩm thảo dược an toàn, cho hiệu quả bền vững. Tại Việt Nam, sản phẩm được nhiều người tin tưởng lựa chọn hơn cả là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.

Nattospes có thành phần chính là enzyme nattokinase. Đây là một loại enzyme chiết xuất từ món ăn truyền thống của người Nhật Bản có tên gọi natto, được làm bằng cách lên men đậu tương (đậu nành). Natto đã được người Nhật sử dụng an toàn hàng ngàn năm qua như một sản phẩm bổ dưỡng và cũng là phương thuốc dân gian giúp cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ các bệnh mạch máu, tim mạch.

Nattospes nổi tiếng trong việc phòng ngừa, phá cục máu đông, tăng tuần hoàn, lưu thông máu; hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não; cải thiện các di chứng liệt, nói ngọng, méo miệng, đau đầu, đãng trí sau cơn tai biến và ngăn ngừa bệnh tái phát, nhất là ở người cao tuổi.

Nattospes hỗ trợ phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não hiệu quả

Nattospes hỗ trợ phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não hiệu quả

THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN

Nhiều người đã cải thiện được sức khỏe sau tai biến

Ông Võ Văn Tám ở TP. HCM bị méo miệng, đi lại khó khăn sau tai biến mạch máu não. Nhưng thật may mắn vì ông đã tìm được cách để khắc phục những di chứng này. Hãy cùng lắng nghe câu chuyện của ông Tám  trong video sau:

Bạn đọc nếu muốn tìm hiểu thêm về trường hợp của ông Tám có thể liên hệ với anh Huỳnh Ngọc Thảo – con rể ông Tám qua số điện thoại: 0919272701

>>>>Xem thêm chia sẻ của người dùng khác TẠI ĐÂY

Giới chuyên gia đánh giá thế nào về công dụng của sản phẩm Nattospes?

Hãy cùng theo dõi phân tích của chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân về phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não trong video sau:

 

>>>> Xem thêm hướng dẫn của chuyên gia về cách phục hồi chức năng đi lại sau tai biến mạch máu não TẠI ĐÂY

Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn một số thông tin về vật lý trị liệu cho người bị tai biến. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích dành cho bạn. Hãy chăm chỉ luyện tập và đừng quên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes để nhanh phục hồi sau tai biến, bạn nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về vật lý trị liệu cho người bị tai biến và đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006305; hotline (ZALO/VIBER): 09171851700917230950.

Quỳnh Trang

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!