Tai biến mạch máu não theo y học cổ truyền đã xác định được rõ nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị. Những kiến thức này có giá trị to lớn và đã được áp dụng rộng rãi trong y học hiện đại. Để tìm hiểu thêm về bệnh tai biến mạch máu não theo y học cổ truyền, mời bạn cùng tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, tai biến mạch máu não được gọi là chứng trúng phong (trúng gió). Nguyên nhân gây ra chứng trúng phong chia thành 2 nhóm: Nội sinh và ngoại sinh. Cụ thể: 

Yếu tố nội sinh

- Do tinh thần bị kích thích: Nếu tinh thần bỗng nhiên bị kích thích dẫn đến quá vui, buồn, giận hờn,… hoặc căng thẳng kéo dài, khí huyết âm dương trong cơ thể sẽ bị rối loạn, mất thăng bằng, từ đó dễ sinh chứng trúng phong. Theo Lý Đông Viên (danh y đời nhà Kim, quê ở Hà Bắc, Trung Quốc), từ 40 tuổi trở đi, dương khí của con người suy yếu, nếu thường xuyên lo nghĩ hoặc giận dữ sẽ làm hao tổn phần khí, từ đó dễ bị trúng phong.

- Do hỏa thịnh (trong người quá nhiều nhiệt): Nếu nhiệt trong tim quá mạnh mà nước trong thận lại yếu (tâm hỏa thịnh, thận thủy hư) thì thủy không chế nổi hỏa. Từ đó, nhiệt khí uất lên, tâm thần bị mờ choáng, gân xương yếu liệt rồi lăn ra bất tỉnh, đó chính là trúng phong.

- Do lười vận động: Theo Chu Đan Khê (danh y đời nhà Kim, quê ở Triết Giang, Trung Quốc), nếu ăn quá nhiều chất bổ béo mà ít vận động, lâu dần cơ thể sẽ sinh nhiệt, từ nhiệt sinh phong. 

- Do gan, thận yếu: Theo Diệp Thiện Sĩ (danh y đời nhà Thanh, quê ở Giang Tô, Trung Quốc), khi dương khí trong thân thể biến động hoặc gan (can) yếu, máu đông thành cục thì phong khí sẽ bị tắc nghẽn, bệnh nhân ngã ra bất tỉnh.

- Do khí hư: Người lớn tuổi, thể chất yếu kém, khí đã suy hoặc vì lo nghĩ nhiều, lao lực quá sức làm hư tổn chân khí sẽ dễ bị trúng phong.

Yếu tố ngoại sinh

Trong y học cổ truyền, tai biến mạch máu não có thể xảy ra do gió từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Theo Vưu Tại Kinh (danh y đời Thanh, quê ở Tô Châu, Trung Quốc), nếu kinh mạch hư, gió độc sẽ thừa cơ xâm nhập gây trúng phong. Nếu xâm nhập vào kinh lạc, tạng phủ sẽ gây ra tình trạng bất tỉnh, liệt nửa người.

Nhìn chung, cơ chế bệnh sinh của tai biến mạch máu não theo y học cổ truyền chủ yếu là do mất cân bằng âm dương, gan thận yếu gây nên. Những yếu tố nội sinh và ngoại sinh trên thường không đơn độc gây bệnh mà tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, sự kích thích và căng thẳng tinh thần là yếu tố trọng yếu sinh ra tai biến mạch máu não.

Xem thêm: 7 “mẹo” giúp vật lý trị liệu cho người bị tai biến đạt hiệu quả cao

Triệu chứng tai biến mạch máu não theo y học cổ truyền

Trên lâm sàng, tai biến mạch máu não theo y học cổ truyền được chia thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn cấp

Sách Kim quỹ yếu lược tâm điển chia các thể lâm sàng của tai biến mạch máu não tùy theo mức độ nghiêm trọng: Nhẹ là trúng phong kinh lạc và nặng, có hôn mê là trúng phong tạng phủ.

Trúng phong tạng phủ lại được chia ra thành chứng bế và chứng thoát với những triệu chứng như sau:

- Chứng bế: Hôn mê nông, liệt nửa người, mạch đập mạnh.

- Chứng thoát: Hôn mê sâu, chân tay lạnh, thở khò khè, ra nhiều mồ hôi, liệt nửa người, đái dầm, mạch tế, khó bắt mạch, nếu nặng có thể tử vong.

Trúng phong kinh lạc: Trường hợp này nhẹ hơn trúng phong tạng phủ, không hôn mê, có liệt nửa người, rêu lưỡi trắng.

Giai đoạn sau

Giai đoạn sau của tai biến mạch máu não trên lâm sàng theo y học cổ truyền là giai đoạn bệnh nhân đã qua cơn nguy hiểm, hồi phục chức năng một phần, còn để lại di chứng liệt nửa người ở các mức độ khác nhau. Đồng thời, mạch, huyết áp, nhịp thở ổn định, người bệnh tỉnh táo.

Xem thêm: Di chứng tai biến mạch máu não ảnh hưởng đến mắt như thế nào?

Y học cổ truyền điều trị tai biến mạch máu não như thế nào?

Mọi phương pháp điều trị tai biến mạch máu não theo y học cổ truyền đều dựa theo nguyên tắc hư bổ, thực tả (chính khí không đủ thì bồi bổ, tà khí mạnh thì tiêu trừ), chủ yếu là châm cứu. Theo đó, châm cứu có 2 tác dụng chính, đó là: Điều hòa cân bằng âm dương và điều chỉnh các chức năng của kinh mạch. 

Cụ thể, phương pháp điều trị tai biến mạch máu não bằng châm cứu theo y học cổ truyền được thực hiện như sau:

Với chứng trúng phong tạng phủ

Chứng bế: Châm các huyệt: Nhân trung, Thập tuyền, Bách hội; sau đó dùng các huyệt: Giáp xa, Hợp cốc, Dũng tuyền, Phong long, Thiên đột để giải nhiệt, hồi tỉnh tinh thần, đẩy gió độc ra ngoài.

Chứng thoát: Châm các huyệt: Thần khuyết, Quan nguyên, Khí hài để phục hồi dương khí.

Trúng phong kinh lạc

Châm cứu cho người bị trúng phong kinh lạc nhằm mục đích tái lưu thông mạch máu, điều hòa khí huyết. Các huyệt được châm tùy vào tình trạng của người bệnh. Cụ thể là:

- Nếu bệnh nhân bị liệt mặt: Châm các huyệt: Giáp xa, Địa thương, Toán trúc, Hợp cốc, Thái xung.

- Nếu bệnh nhân bị liệt nửa người: Châm các huyệt: Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Bát tà, Phục thỏ, Túc tam lý, Giải khê, Bát phong.

- Nếu bệnh nhân bị nói khó, cứng lưỡi: Châm các huyệt: Á môn, Liêm tuyền, Thông lý.

Nhìn chung, việc châm cứu cho người bị tai biến mạch máu não theo y học cổ truyền đòi hỏi thầy thuốc có tay nghề cao. Việc xác định các huyệt châm và thời gian châm tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể. 

Xem thêm: Sau tai biến mạch máu não, nhớ làm 8 việc sau để nhanh hồi phục?

Sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tai biến mạch máu não

Những kiến thức về bệnh tai biến mạch máu não theo y học cổ truyền đều là cơ sở vững chắc cho lý thuyết điều trị tai biến mạch máu não hiện đại. Việc vận dụng những kiến thức trên vào thực tiễn sẽ giúp mọi người có thể phòng ngừa và cải thiện bệnh hiệu quả hơn.

Ngoài châm cứu thì việc sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên cũng là một cách tích cực để cải thiện tai biến mạch máu não theo y học cổ truyền. Một trong số những sản phẩm tiêu biểu trong lĩnh vực này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.

Sản phẩm Nattospes có thành phần chính là nattokinase. Đây là một loại enzyme chiết xuất từ đậu tương lên men - món ăn truyền thống của người Nhật Bản có tên gọi natto. Món ăn này đã được người Nhật sử dụng từ hàng ngàn năm qua như một sản phẩm bổ dưỡng và cũng là phương thuốc dân gian giúp cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ các bệnh mạch máu, tim mạch.

Nattospes đã được nghiên cứu lâm sàng và chứng minh có tác dụng phòng ngừa,  làm tan huyết khối, tăng tuần hoàn, lưu thông máu, đồng thời làm giảm độ nhớt máu, hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não cũng như cải thiện di chứng của bệnh hiệu quả.

THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN

Kinh nghiệm vượt qua tai biến của nhiều người

Nhiều người bị tai biến mạch máu não đã sử dụng Nattospes cho hiệu quả tốt. Điển hình là trường hợp của ông Võ Văn Tám ở quận Thủ Đức, TP. HCM (SĐT anh Huỳnh Ngọc Thảo – con rể ông Tám: 0919272701). Hãy cùng lắng nghe câu chuyện của ông Tám trong video sau:

Xem thêm chia sẻ của người dùng Nattospes cải thiện tai biến mạch máu não TẠI ĐÂY

Giới chuyên gia đánh giá thế nào?

Chuyên gia Nguyễn Văn Thông đánh giá  hiệu quả của Nattospes trong dự phòng tai biến mạch máu não như sau: “Sản phẩm Nattospes có hiệu quả tương đương với aspirin nhưng lại không gây tác dụng phụ. Sản phẩm cũng giúp hoạt huyết nên rất tốt cho người dùng”.

Xem thêm đánh giá của các chuyên gia về tác dụng của Nattospes trong phòng ngừa tai biến mạch máu não tái phát TẠI ĐÂY

Trên đây là những thông tin tổng quan về bệnh tai biến mạch máu não theo y học cổ truyền. Bạn hãy tham khảo và đừng quên sử dụng Nattospes mỗi ngày để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não hiệu quả nhé!

Nếu còn có thắc mắc về tai biến mạch máu não theo y học cổ truyền và đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số: 0917185170

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!