Liệt dây thần kinh số 7 do tai biến thường có các triệu chứng điển hình như méo một bên mặt, đau tai hoặc khó nói,... Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để ngăn ngừa các di chứng nguy hiểm. Nội dung dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn những thông tin quan trọng nhất về bệnh liệt dây thần kinh số 7, cùng theo dõi nhé! 

Tổng quan về bệnh liệt dây thần kinh số 7

Trong cơ thể con người, dây thần kinh số 7 là dây vận động, giữ vai trò chi phối hoạt động của các cơ mặt. Khi bị liệt dây thần kinh số 7, các dây thần kinh cơ mặt có thể bị tổn thương và làm mất chức năng vận động một phần hoặc toàn bộ cơ của một bên mặt. 

Nhìn chung, đường đi của dây thần kinh số 7 khá phức tạp, có xu hướng đi từ hệ thống thần kinh trung ương qua thái dương, tuyến mang tai và đến các vùng cơ mặt. Một khi người bệnh gặp phải chấn thương ở vùng não bộ hoặc bị nhiễm lạnh đột ngột, dây thần kinh số 7 có thể bị liệt. Chính vì lý do này mà tình trạng liệt dây thần kinh số 7 còn được xem là một di chứng điển hình của tai biến mạch máu não – xảy ra khi lưu lượng máu lên não giảm đột ngột do tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu. 

Theo các chuyên gia, những đối tượng có nguy cơ cao mắc liệt dây thần kinh số 7 thường bao gồm: 

  • Người có tiền sử mắc các bệnh về mạch máu hoặc tim mạch. 
  • Người có hệ thống miễn dịch bị suy giảm. 
  • Người có thể trạng yếu. 
  • Người ít vận động hoặc ít tập thể dục. 
  • Người thường xuyên uống bia rượu hoặc sử dụng chất kích thích khác. 
  • Người sinh hoạt không điều độ, ngủ nghỉ không đúng giờ hoặc hay bỏ bữa. 

Thông thường, hiện tượng liệt dây thần kinh số 7 được chia thành 2 loại chính sau: 

  • Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên: Nguyên nhân chủ yếu gây liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là do viêm nhiễm hoặc cảm lạnh. Khi đó, các chức năng vận động của một phần cơ mặt sẽ bị mất hoàn toàn. 
  • Liệt dây thần kinh số 7 trung ương: Thường là di chứng để lại do bệnh tai biến mạch máu não. Khi xuất hiện những yếu tố khu trú trong sọ làm tổn thương não bộ, chẳng hạn như cục máu đông hoặc khối u, một nửa bên mặt của người bệnh có thể liệt và mất chức năng vận động. 

liet-day-than-kinh-so-7-lam-mat-chuc-nang-van-dong-cac-co-mat-cua-mot-ben.webp

Liệt dây thần kinh số 7 làm mất chức năng vận động các cơ của một bên mặt 

Dấu hiệu liệt dây thần kinh số 7 do tai biến mạch máu não

Khi bị liệt dây thần kinh số 7 do tai biến mạch máu não, người bệnh thường có các triệu chứng phổ biến như: Méo một bên mặt, khó khép hẳn cả 2 mắt, khó nói chuyện, suy giảm thính lực hoặc mất vị giác. Cụ thể: 

Méo một bên mặt 

Méo hoặc chảy xệ một bên mặt được xem là dấu hiệu điển hình nhất của bệnh liệt dây thần kinh số 7. Khi xảy ra tình trạng này, người bệnh có thể bị lệch một bên mặt. Các bộ phận như mũi, má, cằm, mắt, trán và nhân trung có dấu hiệu xệ xuống, trong khi đó miệng bị kéo lệch về phía bên mặt không liệt. Các triệu chứng lệch hoặc méo mặt thường xảy ra khi dây thần kinh số 7 kiểm soát hoạt động của cơ mặt bị tổn thương. 

Khó khép hẳn cả 2 mắt 

Khi bị liệt dây thần kinh số 7, cơ khép vòng mi sẽ không hoạt động được như trước khiến người bệnh khó khép kín cả 2 mắt. Điều này cũng gây ra các triệu chứng của “hội chứng nước mắt cá sấu” như chảy nước mắt, mờ mắt hoặc khô mắt. 

Bên cạnh đó, hiện tượng liệt dây thần kinh số 7 còn làm sụp lông mày, lông mi và đuôi mắt của người bệnh, trong khi đẩy nhãn cầu lên cao. Tình trạng này khiến mắt bệnh nhân lộ rõ lòng trắng và gây mất mỹ quan về ngoại hình. 

Khó nói hoặc không thể nói chuyện 

Triệu chứng lệch mặt và méo miệng khi bị liệt dây thần kinh số 7 có thể kéo theo tình trạng khó nói chuyện. Người bệnh có dấu hiệu nói ngọng, nói khó nghe hoặc không thể phát thành tiếng rõ ràng. Mặt khác, khi dây thần kinh số 7 bị tổn thương, cơ miệng cũng không thể hoạt động như trước và khiến người bệnh khó há to miệng. Những vấn đề này có thể làm ảnh hưởng đáng kể đến đời sống sinh hoạt và giao tiếp của người bệnh. 

khi-bi-liet-day-than-kinh-so-7-do-tai-bien-nguoi-benh-kho-ha-to-miengnhu-binh-thuong.webp

Khi bị liệt dây thần kinh số 7 do tai biến, người bệnh khó há to miệng như bình thường 

Suy giảm thính lực 

Đau tai và suy giảm thính lực là những triệu chứng khác của liệt dây thần kinh số 7. Khi loại dây thần kinh vận động này bị tổn thương, tai của bạn cũng ảnh hưởng không nhỏ. Ngoài bị đau một bên tai, thính lực ở bên còn lại cũng có dấu hiệu suy giảm rõ rệt, thậm chí người bệnh không thể nghe rõ. Một số trường hợp còn xuất hiện ban đỏ hoặc mụn nước ở ống tai ngoài và màng nhĩ. 

Mất vị giác 

Nhiều người bị liệt dây thần kinh số 7 có thể mất vị giác và xuất hiện các mảng bám trắng trên lưỡi. Ngoài ra, do các cơ vận động trên mặt bị liệt nên không thể kiểm soát được lượng nước bọt, khiến chúng tiết ra rất nhiều trong lúc ăn uống. Điều này có thể làm bệnh nhân gặp khó khăn khi ăn, ăn mất ngon và nhanh chóng bị sụt cân. 

Liệt dây thần kinh số 7 có gây nguy hiểm không?

Liệt dây thần kinh số 7 là một tình trạng nguy hiểm, có thể để lại nhiều di chứng khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Mức độ của các di chứng sẽ phụ thuộc vào tình trạng và thời gian điều trị bệnh. Khi việc điều trị diễn ra càng chậm chễ, biến chứng càng nặng và khó lường. Dưới đây là một số hậu quả về sức khoẻ khi bị liệt dây thần kinh số 7, bao gồm: 

  • Gây ra các vấn đề về mắt, bao gồm viêm giác mạc, viêm kết mạc, loét giác mạc hoặc lộn mí. Những biến chứng này có thể phòng ngừa được nhờ vào việc đeo kính, nhỏ thuốc hoặc khâu sụn mí. 
  • Hiện tượng đồng vận do liệt dây thần kinh số 7. Khi mắc biến chứng này, người bệnh sẽ có các biểu hiện như 2 mắt không đều nhau (rõ nhất khi cười hoặc chu môi, phồng má), miệng bị kéo lên khi nhắm mắt hoặc nhăn trán, co cơ mắt, ù tai và mệt mỏi. 
  • Gây hiện tượng co thắt nửa mặt sau liệt mặt. 
  • Hội chứng nước mắt cá sấu, khiến người bệnh bị chảy nước mắt khi ăn. 

hoi-chung-nuoc-mat-ca-sau-la-mot-di-chung-pho-bien-cua-liet-day-than-kinh-so-7.webp

Hội chứng nước mắt cá sấu là một di chứng phổ biến của liệt dây thần kinh số 7

Cách chữa liệt dây thần kinh số 7 do tai biến mạch máu não 

Đối với hiện tượng liệt dây thần kinh số 7, mục tiêu điều trị tập trung chủ yếu vào việc cải thiện tình trạng liệt mặt, đẩy lùi các di chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát. Hiện nay, các phương pháp được sử dụng phổ biến để điều trị chứng bệnh này thường bao gồm thực hiện lối sống lành mạnh, uống thuốc tây hoặc dùng sản phẩm thảo dược. 

Tuân thủ lối sống lành mạnh 

Việc thực hiện những thói quen tốt trong lối sống hàng ngày có thể giúp người bệnh cải thiện được các triệu chứng của liệt dây thần kinh số 7. Theo chuyên gia, người bệnh nên tuân thủ các chiến lược sau đây: 

  • Ăn uống điều độ và khoa học nhằm giúp nâng cao sức đề kháng. Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo cung cấp đủ vitamin, khoáng chất từ đa dạng các loại thực phẩm. 
  • Thực hiện một số bài tập cơ mặt theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Những bài tập này có thể giúp phục hồi chức năng vận động của các cơ bên mặt bị liệt. 
  • Sau khi thức dậy, bạn nên ngồi lại trên giường một lúc rồi mới đi ra ngoài.
  • Giữ ấm cho cơ thể, nhất là khi ra đường và thời tiết trở lạnh. 
  • Uống nước đầy đủ giúp lưu thông mạch máu, đẩy lùi sự phát triển của các cục máu đông gây tai biến. 

uong-nuoc-day-du-giup-luu-thong-mach-mau-va-day-lui-cac-trieu-chungliet-day-than-kinh-so-7.webp

Uống nước đầy đủ giúp lưu thông mạch máu và đẩy lùi các triệu chứng liệt dây thần kinh số 7  

Can thiệp nội khoa

Điều trị nội khoa là một trong những phương pháp phổ biến được bác sĩ chỉ định để khắc phục bệnh liệt dây thần kinh số 7. Bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh nhiều nhóm thuốc và kết hợp với một số phương pháp khác nhằm giúp hồi phục chức năng của dây thần kinh này. 

Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị liệt dây thần kinh số 7, bao gồm thuốc giãn mạch, thuốc kháng viêm và các loại vitamin thuộc nhóm B. Ngoài sử dụng thuốc, người bệnh cũng có thể được điều trị bằng các phương pháp khác như bấm huyệt, xoa bóp, châm cứu, hồng ngoại hoặc sóng ngắn. Tuy nhiên, những liệu pháp trên cần được thực hiện đúng nhằm tránh gây kích thích quá mức để không xảy ra hiện tượng co cứng mặt.

Đẩy lùi bệnh liệt dây thần kinh số 7 nhờ sản phẩm thảo dược tự nhiên

Ngay sau khi xuất hiện những triệu chứng cảnh báo liệt dây thần kinh số 7, người bệnh cần nhanh chóng tìm biện pháp điều trị đúng đắn để ngăn ngừa các di chứng. Nhằm đạt được mục tiêu này, nhiều chuyên gia khuyến nghị người bệnh nên kết hợp lối sống lành mạnh với việc sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược tự nhiên. Tiêu biểu trong dòng sản phẩm này phải kể đến thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Nattospes. 

Sản phẩm Nattospes được bào chế dưới dạng viên nén với thành phần chủ đạo là nattokinase. Từ lâu, nattokinase đã được nhiều nghiên cứu chứng minh về tác dụng điều hoà huyết áp, làm tan cục máu đông và giảm độ nhớt máu. Thành phần này cũng giúp tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ cải thiện tốt các triệu chứng của liệt dây thần kinh số 7. 

Nhìn chung, nattokinase là một loại enzyme được chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp Natto – món ăn truyền thống giàu giá trị dinh dưỡng của người Nhật Bản. Do đó, người bệnh hoàn toàn yên tâm khi sử dụng lâu dài sản phẩm Nattospes mà không lo gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào. 

nattospes-giup-cai-thien-di-chung-liet-day-than-kinh-so-7-sau-tai-bien.webp

Nattospes giúp cải thiện di chứng liệt dây thần kinh số 7 sau tai biến

mua_ngay.png

Ngoài những tác dụng trên, thành phần chính nattokinase trong Nattospes cũng giúp củng cố chức năng não bộ, tăng tuần hoàn máu lên não, bao gồm cả vùng kiểm soát hoạt động của dây thần kinh số 7. Nhờ vào cơ chế hoạt động này, nattokinase giúp người bệnh cải thiện hiệu quả di chứng liệt dây thần kinh số 7, đặc biệt là méo miệng và lệch mặt. Nattospes đã giúp hàng chục ngàn người bệnh tai biến khắc phục được tình trạng méo miệng, lệch mặt do liệt dây thần kinh số 7, tiêu biểu như trường hợp của ông Võ Văn Tám ở TP. Hồ Chí Minh:

Như vậy qua những thông tin trên, hy vọng quý bạn có thể hiểu rõ hơn về chứng liệt dây thần kinh số 7 sau tai biến và lựa chọn cho mình biện pháp điều trị phù hợp nhất. Bạn nên áp dụng một lối sống lành mạnh kết hợp với dùng thuốc hoặc sản phẩm hỗ trợ để ngăn ngừa xảy ra các di chứng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về bệnh cũng như sản phẩm Nattospes, vui lòng liên hệ đến số 0917185170 để được tư vấn chi tiết. 

>>>XEM THÊM: Đột quỵ và tai biến mạch máu não có phải là cùng một bệnh không? TẠI ĐÂY

Lan Khuê

Nguồn tham khảo:

https://eyeplasticsaz.com/plasticrecon/7th-nerve-palsy/ 

https://www.lhsc.on.ca/critical-care-trauma-centre/assessment-cn-vii 

https://nyulangone.org/conditions/facial-nerve-paralysis-in-adults/diagnosis