Phác đồ điều trị đột quỵ Bộ Y tế gồm nhiều kỹ thuật và tiêu chí chuyên ngành hết sức phức tạp. Tuy nhiên, hiểu và nắm được những yếu tố cốt lõi trong phác đồ sẽ giúp bạn tìm ra cách cải thiện bệnh đột quỵ hiệu quả đối với từng trường hợp cụ thể. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tóm lược cho bạn một số thông tin về phác đồ điều trị đột quỵ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, hãy cùng theo dõi!

Đại cương về bệnh đột quỵ

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, đột quỵ (hay còn gọi tai biến mạch máu não) là sự xuất hiện đột ngột của các khiếm khuyết thần kinh cục bộ kéo dài hơn 24 giờ, mà trong đó, những nguyên nhân không do mạch máu đã được loại trừ.

Đột quỵ được phân thành 2 loại là đột quỵ nhồi máu não (hay đột quỵ do thiếu máu não cục bộ) và đột quỵ do xuất huyết não. Đột quỵ nhồi máu não xảy ra khi một mạch máu não bị tắc do có cục máu đông ngăn chặn. Còn đột quỵ xuất huyết não xảy ra khi mạch máu não bị vỡ, máu tràn ra làm tổn thương các mô não.

Bên cạnh đó, một số người gặp tình trạng thiếu máu não thoáng qua. Đây là cơn thiếu máu não có đầy đủ các yếu tố trong định nghĩa của WHO về đột quỵ, tuy nhiên, thời gian tồn tại của triệu chứng thần kinh kéo dài dưới 24 giờ, thông thường thì chỉ trong vòng 60 phút.

Theo WHO, đột quỵ là khiếm khuyết thần kinh cục bộ kéo dài trên 24 giờ 

Theo WHO, đột quỵ là khiếm khuyết thần kinh cục bộ kéo dài trên 24 giờ

Xem thêm: Mách bạn cách làm natto – món ăn giúp phòng ngừa đột quỵ đúng chuẩn Nhật Bản

Chẩn đoán bệnh đột quỵ

Chẩn đoán là giai đoạn chuyên gia xem xét một người có thực sự bị đột quỵ hay không dựa trên các yếu tố: Bệnh sử, khám lâm sàng khẩn, thăm dò cận lâm sàng đoán khẩn và thăm dò cận lâm sàng thực hiện có chọn lọc. Cụ thể:

Bệnh sử gợi ý đột quỵ

Kiểm tra xem bệnh nhân có biểu hiện nào trong số các triệu chứng sau:

- Khiếm khuyết vận động, mất cảm giác nửa người.

- Rối loạn ngôn ngữ.

- Rối loạn ý thức. 

Khám lâm sàng khẩn

Việc khám lâm sàng khẩn thường kéo dài không quá 5 - 10 phút, các chuyên gia sẽ xác định một số yếu tố:

- Thời điểm khởi phát (ngày, giờ, phút), tiến triển của triệu chứng.

- Tìm hiểu xem người bệnh có yếu tố nguy cơ nào trong các bệnh như: Huyết áp cao, đái tháo đường, tăng lipid máu, bệnh mạch máu ngoại biên, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, rối loạn đông máu,…

- Các lần nhập viện trước và những loại thuốc hiện bệnh nhân đang sử dụng.

- Khám thần kinh đầy đủ, đánh giá ý thức và tìm chấn thương đầu, cổ, âm thổi ở tim, âm thổi động mạch cảnh,…

Người bệnh sẽ được khám lâm sàng để chẩn đoán đột quỵ 

Người bệnh sẽ được khám lâm sàng để chẩn đoán đột quỵ

Thăm dò cận lâm sàng đoán khẩn

Giai đoạn này gồm một số phương pháp xét nghiệm hình ảnh và xét nghiệm máu. Cụ thể:

- CT scan não không có cản quang, thực hiện ngay khi nhận bệnh cấp cứu và đảm bảo sinh hiệu.

- X quang tim phổi, điện tim.

- Kiểm tra độ bão hòa oxy, monitor tim mạch liên tục trong 24 giờ đầu.

- Xét nghiệm máu khẩn: Kiểm tra công thức máu, chức năng đông máu, đường huyết, điện giải đồ, chức năng thận.

Thăm dò cận lâm sàng thực hiện có chọn lọc hoặc trì hoãn

Đây là những phương pháp được thực hiện chọn lọc ở bệnh nhân có biểu hiện co giật, tắc mạch máu từ tim, bao gồm:

- Kiểm tra chức năng gan, khí máu động mạch, dịch não tủy, bilan lipid máu, chức năng tuyến giáp, đánh giá tình trạng tăng đông, phân tích nước tiểu.

- Đo điện não nếu có co giật.

- Siêu âm doppler động mạch cảnh, động mạch đốt sống. Tốt nhất nên thực hiện trong vòng 24 giờ đầu.

- Siêu âm tim ở những bệnh nhân nghi ngờ thuyên tắc từ tim.

- Doppler xuyên sọ, MRI, MRA, mạch não đồ nếu có chỉ định.

Xem thêm: Người bị đột quỵ xuất huyết não có dùng được sản phẩm Nattospes không?

Phương pháp điều trị đột quỵ trong giai đoạn cấp

Sau giai đoạn chẩn đoán, bệnh nhân đột quỵ được điều trị chung và điều trị chuyên biệt, cụ thể:

Điều trị chung

Trong giai đoạn này, bệnh nhân cần được đảm bảo đường thở thông thoáng, thông khí đầy đủ và tuần hoàn ổn định. Các phương pháp thường được chỉ định là: 

- Oxy qua sonde mũi: Với những người có triệu chứng thiếu oxy sẽ được truyền oxy qua sonde mũi, đảm bảo độ bão hòa oxy từ 95 - 100%.

- Chỉ định nội khí quản: Áp dụng nội khí quản cho bệnh nhân có triệu chứng thiếu oxy, suy hô hấp, rối loạn nhịp thở, hôn mê, nguy cơ hít sặc cao.

- Dịch truyền: Người bị đột quỵ có thể cần truyền dịch từ 1,5 - 2 lít/ngày.

- Điều chỉnh huyết áp: Đa số bệnh nhân đột quỵ đều có biểu hiện tăng huyết áp. Nếu huyết áp lớn hơn 210/110mmHg thì cần điều chỉnh huyết áp, trừ trường hợp có điều trị tiêu huyết khối, hoặc tổn thương cơ quan đích nặng do tăng huyết áp ác tính. Bên cạnh đó, có thể tiêm thuốc hạ áp qua đường tĩnh mạch. Còn trong trường hợp bệnh nhân bị tụt huyết áp (hiếm gặp), các chuyên gia sẽ tìm nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân này.

- Hạ sốt: Bệnh nhân đột quỵ cũng có thể bị sốt nên cần hạ sốt bằng phương pháp vật lý (lau người bằng khăn mát) hoặc uống thuốc. Nếu là sốt do nhiễm trùng sẽ được chỉ định dùng kháng sinh. 

- Điều chỉnh đường huyết: Các chuyên gia cũng cần điều chỉnh đường huyết cho người bị đột quỵ để đảm bảo mục tiêu giữ đường huyết < 150 mg/dL.

Điều trị chuyên biệt

Tùy theo loại đột quỵ mà người bệnh gặp phải là nhồi máu não hay xuất huyết não, các chuyên gia sẽ chỉ định phương pháp chuyên biệt. Cụ thể:

 Điều trị đột quỵ có những phương pháp khác nhau tùy thuộc vào từng loại

Điều trị đột quỵ có những phương pháp khác nhau tùy thuộc vào từng loại

Đối với thể nhồi máu não:

- Tái thông mạch máu não bằng rTPA(chất hoạt hóa plasminogen mô): Người bệnh có thể được tiêm rTPA qua tĩnh mạch hoặc động mạch. Trong đó, tiêm rTPA tĩnh mạch được chỉ định cho bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não trong vòng 3 – 4,5 giờ từ lúc khởi phát, chống chỉ định trên bệnh nhân có triệu chứng quá nhẹ hoặc quá nặng, bệnh nhân đang hồi phục nhanh hay người có dấu xuất huyết, có rối loạn đông máu,… Còn rTPA đường động mạch được chỉ định cho bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não thuộc động mạch não giữa trong vòng 3 - 6 giờ sau khởi phát hoặc thất bại với rTPA tĩnh mạch. 

- Tái thông bằng dụng cụ cơ học: Phương pháp này được chỉ định cho bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não trong vòng 3 - 9 giờ sau khởi phát, đã xác định được vị trí tắc bằng hình ảnh. 

- Dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu: Loại thuốc này được chỉ định trong vòng 24 - 48 giờ kể từ khi cơn đột quỵ khởi phát. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đã được tiêm rTPA thì không dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu.

Đối với thể xuất huyết não:

- Dùng thuốc cầm máu trong thời gian đầu phát bệnh để bảo vệ các tế bào não, ngăn ngừa ổ tổn thương lan rộng.

- Dùng thuốc chống co thắt mạch theo đường truyền trong 5 - 7 ngày kể từ khi cơn đột quỵ khởi phát và sau đó chuyển sang đường uống. Tổng đợt điều trị là 3 tuần. 

- Khi bệnh đã ổn định, người bị đột quỵ xuất huyết não sẽ được kê thuốc bảo vệ não, tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng cho não.

Xem thêm: Nhận diện 6 triệu chứng của ĐỘT QUỴ thường bị bỏ qua

Theo dõi và điều trị các biến chứng cấp

Người bị đột quỵ có thể gặp các biến chứng cấp bao gồm: Nhiễm trùng, huyết khối tĩnh mạch sâu, phù não và tăng áp lực nội sọ, co giật. Phương pháp điều trị cho từng biến chứng cụ thể như sau:

Nhiễm trùng:

- Nhiễm trùng hô hấp: Xoay trở cho người bệnh, hướng dẫn bệnh nhân tập thở, ngồi và rời giường sớm, nếu bệnh nhân bị viêm phổi thì cần dùng kháng sinh.

- Nhiễm trùng đường tiểu: Đặt sonde tiểu khi có chỉ định, theo dõi tiểu thường xuyên.

Huyết khối tĩnh mạch sâu: Phòng ngừa biến chứng này bằng cách cho bệnh nhân vận động bằng cách ngồi và rời giường sớm, tiêm thuốc chống đông ở những người có nguy cơ cao. 

Phù não và tăng áp lực nội sọ:

- Đặt bệnh nhân nằm ở tư thế đầu cao 30 độ, giữ thông thoáng đường thở. 

- Sử dụng dung dịch thẩm thấu và tăng thông khí cho các trường hợp lâm sàng xấu đi do tăng áp lực nội sọ.

- Phẫu thuật dẫn lưu não thật nếu tăng áp lực nội sọ do não úng thủy.

- Phẫu thuật giải ép và lấy mô não cho nhồi máu tiểu não lớn, phẫu thuật giải ép cho nhồi máu ác tính bán cầu đại não (động mạch não giữa).

Co giật

- Bệnh nhân với 1-2 cơn giật trong tuần đầu không phải điều trị lâu dài, thường chỉ cần khoảng 3 tháng.

- Bệnh nhân đột quỵ không co giật không phải điều trị dự phòng.

Tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng sớm

- Tập sớm ngay khi tình trạng lâm sàng ổn định, không còn xử trí khẩn các chức năng sinh tồn.

- Bắt đầu bằng tập thụ động, kết hợp tập chủ động khi tình trạng sức khỏe cho phép.

- Người bệnh cần ngồi và rời giường càng sớm càng tốt trên cơ sở tình trạng thần kinh ổn định.

Người bị đột quỵ cần tập vật lý trị liệu càng sớm càng tốt 

Người bị đột quỵ cần tập vật lý trị liệu càng sớm càng tốt

Xem thêm: 3 phương pháp điều trị bổ sung và thay thế giúp phục hồi chức năng sau đột quỵ hiệu quả hơn

Phòng ngừa và ngăn chặn đột quỵ tái phát

Sau giai đoạn cấp thì dự phòng đột quỵ tái phát là nhiệm vụ có vai trò quan trọng trong phác đồ điều trị đột quỵ Bộ Y tế. Để hoàn thành nhiệm vụ này, người bị đột quỵ cần:

- Phòng và điều trị tích cực các yếu tố nguy cơ như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, rung nhĩ, béo phì, hút thuốc lá…

- Phẫu thuật bóc nội mạc động mạch cảnh hoặc đặt stent nếu động mạch cảnh hẹp nặng.

- Điều chỉnh rối loạn mỡ máu và ổn định mảng xơ vữa.

Xem thêm: Đau nhức khắp người vì bệnh đột quỵ - Làm cách nào để cải thiện?

Nattospes – Sản phẩm thảo dược các chuyên gia khuyên dùng cho người bị đột quỵ

Đột quỵ dù là ở dạng nào cũng vô cùng nguy hiểm. Phác đồ điều trị đột quỵ Bộ Y tế là cơ sở vững chắc để các chuyên gia có thể xây dựng lộ trình tối ưu nhất. Trong quá trình này, các chuyên gia khuyên người bị đột quỵ nên sử dụng sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị tích cực hơn, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes

Sở dĩ Nattospes chiếm được lòng tin như vậy là vì sản phẩm có thành phần chính từ nattokinase. Đây là một loại enzyme chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp làm Natto - món ăn truyền thống giàu dinh dưỡng của người Nhật Bản. Nattokinase có tác dụng phòng ngừa và làm tan cục máu đông - tác nhân cơ bản gây đột quỵ.

Đặc biệt, nattokinase còn có khả năng làm giảm độ nhớt máu và độ dính của hồng cầu, từ đó giúp hạ huyết áp. Không những thế, cơ chế hoạt động của nattokinase còn củng cố chức năng não, tăng tuần hoàn, lưu thông máu, từ đó giúp cải thiện hiệu quả các di chứng đột quỵ. 

Tổng hợp những ưu điểm của nattokinase dưới dạng viên nang tiện dùng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả. Sản phẩm có thành phần từ tự nhiên nên an toàn, không gây tác dụng phụ và không tương tác với các thuốc điều trị khác.

 Nattospes-ho-tro-dieu-tri-va-phong-ngua-dot-quy-hieu-qua

Nattospes hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

Đa số người dùng Nattospes chia sẻ, sức khỏe của họ đã cải thiện rõ rệt qua 3 giai đoạn:

Sau 2 - 4 tuần: Người dùng tỉnh táo hơn, các chức năng do vùng não bị ảnh hưởng kiểm soát bắt đầu hoạt động trở lại. Hiện tượng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, đau nhức,… giảm đáng kể. Ở những người bị cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu,… các chỉ số bước đầu có xu hướng cải thiện. Người dùng thấy tỉnh táo, việc cử động, nói chuyện dễ dàng hơn.

Sau 1 - 3 tháng: Người bị đột quỵ dần phục hồi sức khỏe. Các di chứng như: Vận động khó khăn, khó nói, suy giảm trí nhớ,… đều cải thiện rõ rệt. Người dùng ăn uống tốt, cơ thể khỏe mạnh, vui vẻ hơn.

Sau 3 - 6 tháng: Người dùng tiếp tục cải thiện sức khỏe, huyết áp ổn định, đẩy lùi nguy cơ đột quỵ tái phát.

Sau 3 giai đoạn này, nhiều người duy trì sử dụng Nattospes hàng ngày cho thấy cả thể chất và tinh thần đều cải thiện tốt, không có tác dụng phụ hay vấn đề phát sinh. Hiệu quả của sản phẩm phụ thuộc vào thể trạng cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi người.

THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN

Chia sẻ của người dùng 

Trong những năm qua, rất nhiều người bị đột quỵ đã dùng Nattospes để cải thiện sức khỏe và thu về hiệu quả tích cực. Điển hình là trường hợp của ông Hoàng Minh Đạo ở Phúc Thọ, Hà Nội. Ông Đạo đã vượt qua 3 lần đột quỵ thành công. Hãy cùng theo dõi câu chuyện của ông Đạo trong video sau:

Hay như ông Võ Văn Tám ở Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh (số điện thoại anh Thảo – con rể ông Tám: 0919272701) bị méo miệng, huyết áp lên xuống thất thường sau đột quỵ não. Sau 2 tháng dùng Nattospes, ông Tám đã hết méo miệng, huyết áp ổn định, ông có thể đi lại, sinh hoạt như người bình thường. Mời bạn theo dõi câu chuyện của ông Tám trong video sau:

Nhiều người khác cũng đã sử dụng Nattospes để cải thiện sức khỏe sau đột quỵ và thu về kết quả tích cực, dưới đây là một số phản hồi mà họ đã gửi về cho chúng tôi qua số Zalo 0917185170/ 0917230950:

 Phản hồi của người dùng Nattospes

Xem thêm chia sẻ của người dùng khác TẠI ĐÂY

Giới chuyên gia đánh giá thế nào?

Đừng bỏ lỡ những lời khuyên của chuyên gia Dương Trọng Hiếu về công dụng phòng ngừa đột quỵ của sản phẩm Nattospes trong video sau:

 

Xem thêm đánh giá của chuyên gia về tác dụng của Nattospes trong phòng ngừa đột quỵ TẠI ĐÂY

Những giải thưởng uy tín được trao cho sản phẩm Nattospes

Hiệu quả của Nattospes không chỉ được khẳng định qua nhiều trường hợp sử dụng tốt và ý kiến đánh giá của các chuyên gia mà nhiều năm liền, Nattospes đều được vinh danh là “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng”, “Top 100 sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em”. Gần đây nhất, Nattospes đã được chứng nhận đánh giá độc lập tiêu chuẩn quốc tế và lọt top 10 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2019.

Một trong nhiều giải thưởng Nattospes đã đạt được 

Một trong nhiều giải thưởng Nattospes đã đạt được

Nhìn chung, phác đồ điều trị đột quỵ Bộ Y tế gồm nhiều nội dung mang tính chuyên sâu. Hiểu về bệnh sẽ giúp bạn phối hợp tốt hơn với các chuyên gia, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị. Cùng với đó, đừng quên sử dụng sản phẩm Nattospes mỗi ngày để phòng ngừa và cải thiện đột quỵ một cách tích cực, bạn nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về phác đồ điều trị đột quỵ Bộ Y tế và đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006305 hoặc hotline (ZALO/VIBER): 09171851700917230950.

Thanh Thư

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!