Để phòng ngừa bệnh tật nói chung, hạn chế nguy cơ đột quỵ nói riêng, nhiều người lựa chọn tập gym. Đa số những người thường xuyên luyện tập đều có sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên, việc tập gym có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Một số trường hợp đột quỵ trong phòng gym đã được ghi nhận. Cụ thể thế nào và cách phòng tránh ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Những ai dễ bị đột quỵ?
Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) là tình trạng một vùng não gặp tổn thương khi dòng máu lưu thông lên khu vực này gián đoạn bất thường do mạch máu não bị tắc hoặc vỡ. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tuy nhiên, những đối tượng sau có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn cả:
- Người cao tuổi: Khi tuổi tác nhiều thêm, sức đề kháng yếu đi, tuần hoàn suy giảm, nguy cơ đột quỵ sẽ tăng lên. Theo một số báo cáo, kể từ khi bước vào tuổi 55, nguy cơ đột quỵ của bạn sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 10 năm.
Nguy cơ đột quỵ gia tăng theo độ tuổi
- Người mắc bệnh cao huyết áp: Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. Khi áp lực này ở mức cao trong thời gian dài mà không được điều trị, mạch máu sẽ bị suy yếu, tạo điều kiện cho các mảng bám hình thành và cản trở quá trình lưu thông máu, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ.
- Người mắc bệnh xơ vữa động mạch: Động mạch bị xơ vữa do cholesterol và chất béo lắng đọng. Khi đó, máu vừa khó lưu thông, mảng bám rơi ra lại dễ tạo thành cục máu đông – tác nhân gây đột quỵ.
- Người mắc bệnh về tim: Các bệnh về tim như: Rung nhĩ, hẹp van tim,… sẽ khiến chức năng bơm máu bị ảnh hưởng. Máu không được bơm đều có thể tích tụ thành các cục máu đông, chúng theo dòng máu đi lên não và gây đột quỵ.
- Người mắc bệnh tiểu đường: Ở bệnh nhân mắc bệnh này, lượng đường trong máu cao làm suy yếu mạch máu và có thể tạo ra các mảng xơ vữa động mạch. Chính vì vậy, tiểu đường cũng là một trong những yếu tố nguy cơ của đột quỵ.
Bên cạnh đó, những người có lối sống thiếu khoa học như: Lười vận động, thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, sử dụng chất kích thích, ăn uống không lành mạnh,… cũng là đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ.
Để có thêm thông tin về bệnh đột quỵ, mời bạn cùng lắng nghe những phân tích của chuyên gia Nguyễn Hồng Hải trong video sau:
Xem thêm: Ô nhiễm không khí – Nguyên nhân gây đột quỵ đáng lo ngại số 1 hiện nay
Tại sao chăm chỉ tập gym vẫn có nguy cơ đột quỵ?
Như đã đề cập ở trên, người lười vận động có nguy cơ cao bị đột quỵ. Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm gặp, người thường xuyên vận động vẫn gặp phải tình trạng này. Câu chuyện của anh JZ Fitness là một ví dụ điển hình.
JZ Fitness là một huấn luyện viên thể hình ở Đài Loan. Tính chất công việc đòi hỏi anh phải thường xuyên luyện tập, nhờ đó mà JZ Fitness rất khỏe mạnh. Tuy nhiên, khoảng 4 tháng trước, anh bị đột quỵ do tắc mạch máu não. Rất may là khi JZ Fitness gục ngã, vợ anh đã có mặt ở đó và đưa anh đi cấp cứu kịp thời. Hiện tại, JZ Fitness vẫn đang tích cực phục hồi chức năng sau đột quỵ.
Dù thường xuyên tập gym nhưng anh JZ Fitness vẫn bị đột quỵ
Biến cố xảy ra với JZ Fitness khiến những người xung quanh anh không khỏi hoang mang. Họ không biết tại sao một người khỏe mạnh, thường xuyên tập luyện như vậy lại có thể bị đột quỵ. Câu trả lời được các chuyên gia tiết lộ sau khi tìm hiểu lịch sử sức khỏe của JZ Fitness.
Theo ghi chép, bên họ ngoại của anh có vấn đề về đông máu. Đặc biệt, mẹ của JZ Fitness phải dùng thuốc để kiểm soát chứng rối loạn đông máu. Trong gia đình anh cũng đã có 2 người bị đột quỵ từ trước và 1 trong số đó còn rất trẻ, đang trong độ tuổi đôi mươi. Hơn thế, JZ Fitness còn có thói quen ngủ rất muộn. Vợ anh chia sẻ: “Khi có nhiều việc, mỗi đêm anh ấy chỉ ngủ 3 tiếng (từ 3h - 6h sáng). Ban ngày anh có ngủ trưa, nhưng tổng thời gian ngủ thường không đến 6 tiếng/ngày”.
Như vậy, tiền sử gia đình và việc thiếu ngủ có thể là nguyên nhân dẫn tới trường hợp đột quỵ của anh JZ Fitness. Ngoài ra, xét về mặt tổng thể, các chuyên gia cho rằng, việc tập gym có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ nếu người tập không biết cách kiểm soát cường độ. Điều này được lý giải rằng, khi tập luyện, tim sẽ đập nhanh hơn, huyết áp cũng tăng cao. Nếu những chỉ số này vượt ngoài tầm kiểm soát, chúng có thể làm vỡ mạch máu não, dẫn đến đột quỵ.
Tập gym không đúng cách làm tăng nguy cơ đột quỵ
Xem thêm: 3 sai lầm có thể khiến người cao huyết áp bị đột quỵ lúc nào không hay
Luyện tập thế nào để phòng ngừa đột quỵ?
Như vậy, luyện tập chăm chỉ thôi là chưa đủ. Chúng ta phải luyện tập đúng cách thì mới hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra. Đối với những người có sở thích hoặc mong muốn được tập gym, các chuyên gia đưa ra một số lời khuyên dành cho bạn như sau:
- Nên kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi tập gym và tìm một huấn luyện viên thể hình để được hướng dẫn các bài tập ban đầu, phù hợp với sức khỏe của bạn.
- Những người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, tăng huyết áp hoặc nghiện rượu bia, thuốc lá, người cao tuổi là đối tượng dễ bị đột quỵ khi tập gym. Bởi vậy, những đối tượng này cần tránh vận động quá sức, tốt nhất nên luyện tập dưới sự giám sát của huấn luyện viên.
- Người mắc các bệnh mạn tính liên quan đến tim mạch, hô hấp cần lưu ý kiểm tra và giữ nhịp tim ở mức an toàn, đo huyết áp mỗi ngày, luôn mang theo thuốc xịt nếu bị hen suyễn.
- Nên tập ở nơi thông thoáng với tư thế chuẩn, kể cả chi tiết nhỏ nhất, tránh tập quá sức.
Nên luyện tập với tư thế chuẩn và mức độ vừa phải để tránh bị đột quỵ
- Cần kết hợp giữa việc tập luyện và nghỉ ngơi khoa học. Bạn cần ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày. Như trường hợp của anh JZ Fitness ở phía trên, hiện tại anh đã bỏ thói quen ngủ muộn, cả gia đình cùng nhau đi ngủ vào lúc 10h tối và thức dậy sớm hơn mỗi buổi sáng.
- Xây dựng chế độ ăn hợp lý: Không chỉ khi tập gym mà trong cuộc sống thường ngày, mỗi chúng ta đều nên ăn uống lành mạnh với chế độ ăn ít muối, tránh thực phẩm chứa cholesterol, hạn chế sử dụng rượu bia và cần uống 2 lít nước mỗi ngày.
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả với sản phẩm thảo dược
Dù là với đối tượng nào, việc luyện tập đúng cách cũng có thể mang đến tác dụng tuyệt vời. Bên cạnh việc luyện tập, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý và hãy sử dụng sản phẩm thảo dược để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa đột quỵ một cách hiệu quả. Đây chính là “bí quyết” được nhiều chuyên gia khuyên dùng và hàng nghìn người đã áp dụng thành công. Tại Việt Nam, tiêu biểu trong dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.
Với thành phần chính từ nattokinase – một enzyme được chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp truyền thống của người Nhật Bản, sản phẩm Nattospes có tác dụng phòng ngừa, làm tan các cục máu đông, giúp ổn định huyết áp, từ đó hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.
Cụ thể, nattokinase có khả năng ngăn ngừa và làm tan cục máu đông - tác nhân gây đột quỵ; Làm giảm độ nhớt máu và độ dính của hồng cầu, từ đó giúp hạ huyết áp ở những người mắc bệnh tăng huyết áp - đối tượng có tỷ lệ bị đột quỵ cao.
Hội tụ tất cả những ưu điểm của nattokinase, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes được bào chế dưới dạng viên uống tiện dùng, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ; Cải thiện các di chứng liệt, nói ngọng, méo miệng, đau đầu, đãng trí sau cơn đột quỵ và ngăn ngừa bệnh tái phát. Qua thực tế sử dụng, đa số người dùng Nattospes đã chia sẻ rằng, sức khỏe của họ cải thiện rõ rệt qua từng giai đoạn, cụ thể:
Sau 1 - 2 tuần: Người dùng tỉnh táo hơn, các chức năng của những cơ quan bị ảnh hưởng bắt đầu hoạt động trở lại.
Sau 3 - 4 tuần: Hiện tượng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn,… giảm đáng kể. Nếu bị bệnh huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu,… các chỉ số bước đầu có xu hướng cải thiện. Người dùng thấy tỉnh táo, việc cử động, nói chuyện dễ dàng hơn.
Sau 1 – 3 tháng: Người bị đột quỵ dần phục hồi sức khỏe. Các di chứng như: Vận động khó khăn, khó nói, suy giảm trí nhớ,… đều cải thiện rõ rệt. Người dùng ăn uống tốt, cơ thể khỏe mạnh, vui vẻ hơn.
Sau 3 - 6 tháng: Người dùng tiếp tục cải thiện sức khỏe, huyết áp ổn định, đẩy lùi nguy cơ đột quỵ tái phát.
Sau giai đoạn này, người bị đột quỵ nên duy trì sử dụng đều đặn mỗi ngày để có kết quả dự phòng tốt nhất. Sản phẩm có tác dụng nhanh hay chậm phụ thuộc vào thể trạng cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi người.
Nattospes hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả
THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN
Kinh nghiệm của nhiều người
Trong những năm qua, rất nhiều người bị đột quỵ đã dùng Nattospes để cải thiện sức khỏe và thu về hiệu quả tích cực. Điển hình là trường hợp của ông Hoàng Minh Đạo ở Phúc Thọ, Hà Nội. Ông Đạo đã vượt qua 3 lần đột quỵ thành công. Hãy cùng theo dõi câu chuyện của ông Đạo trong video sau:
Hay như ông Võ Văn Tám ở Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh (số điện thoại anh Thảo – con rể ông Tám: 0919272701) bị méo miệng, huyết áp lên xuống thất thường sau đột quỵ não. Sau 2 tháng dùng Nattospes, ông Tám đã hết méo miệng, huyết áp ổn định, ông có thể đi lại, sinh hoạt như người bình thường. Mời bạn theo dõi câu chuyện của ông Tám trong video sau:
Xem thêm kinh nghiệm cải thiện đột quỵ của người dùng khác TẠI ĐÂY
Giới chuyên gia đánh giá thế nào?
Đừng bỏ lỡ những lời khuyên của chuyên gia Dương Trọng Hiếu về công dụng phòng ngừa đột quỵ của sản phẩm Nattospes trong video sau:
Cần phải nhấn mạnh một lần nữa rằng, đột quỵ vô cùng nguy hiểm. Ngoài việc tích cực luyện tập đúng cách và xây dựng nền tảng sức khỏe tốt, đừng quên sử dụng Nattospes mỗi ngày để phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về nguy cơ đột quỵ hoặc muốn đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006305 hoặc hotline (ZALO/VIBER): 0917185170/ 0917230950.
Thảo Anh
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!